Dịch sởi bùng phát mạnh ở châu Âu, hàng triệu trẻ em gặp nguy hiểm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), số ca mắc bệnh sởi tại châu Âu đang gia tăng đáng báo động. Dự đoán số ca mắc bệnh trong năm nay sẽ sớm vượt qua tổng số ca được báo cáo vào năm 2023.
Dịch sởi bùng phát mạnh ở châu Âu, hàng triệu trẻ em gặp nguy hiểm. Ảnh: UNICEF
Dịch sởi bùng phát mạnh ở châu Âu, hàng triệu trẻ em gặp nguy hiểm. Ảnh: UNICEF

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, đã có hơn 56.000 ca mắc bệnh sởi và 4 ca tử vong được ghi nhận tại châu Âu. Con số này gần bằng tổng số ca bệnh trong cả năm 2023 (61.070 ca).

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi bệnh sởi. Hơn 50% số ca mắc bệnh sởi tại khu vực châu Âu năm 2023 là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng sởi thấp. Theo thống kê, hơn 75% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh sởi năm 2023 chưa được tiêm bất kỳ mũi vaccine sởi nào.

Tiến sĩ Hans Henri P. Kluge, Giám đốc WHO khu vực châu Âu kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để đẩy lùi dịch sởi. Ông nhấn mạnh: "Không ai xứng đáng phải chịu đựng những hậu quả nghiêm trọng do căn bệnh này gây ra."

Năm ngoái, toàn cầu đã ghi nhận hơn 300.000 trường hợp mắc bệnh sởi và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.

Trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, mỗi cá nhân cần có kế hoạch chủ động để phòng ngừa và ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Các quốc gia nên tăng cường giám sát dịch tễ; nâng cao năng lực xét nghiệm; chuẩn bị sẵn sàng hệ thống y tế và đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho tất cả trẻ em theo lịch khuyến cáo để đạt miễn dịch cộng đồng.

Theo UNICEF
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.