9. Thành Cát Tư Hãn (1162-1227)
Thành Cát Tư Hãn là vị Hoàng đế Mông Cổ hào phóng mà vẫn giàu có vô cùng. Gia tài của vị hoàng đế này là đất đai kéo dài từ Trung Quốc tới châu Âu.
Mỗi chiến lợi phẩm giành được sau chiến thắng đều được Thành Cát Tư Hãn chia đều cho quân sĩ, bản thân ông cũng lấy một phần. Morris Rossabi, giáo sư lịch sử đại học CUNY Queens cho hay, sự hào phóng của ông chính là bí quyết thành công dẫn đến giàu có của Thành Cát Tư Hãn.
Vị Hoàng đế Mông cổ này được coi là nhà quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, ông là cũng là hoàng đế giản dị không xây dựng cung điện, không làm đền thờ, lăng mộ hay thậm chí là nhà. Khi mất, Thành Cát Tư Hãn được bọc vải và chôn cất như người thường.
8. Bill Gates (1955-)
Trong danh sách này, Bill Gate - cha đẻ của tập đoàn khổng lồ Microsoft là tỷ phú của thế giới hiện đại duy nhất với tổng khối tài sản lên đến 78,9 tỷ USD. Mặc dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng ông đã gặt hái nhiều thành công trên con đường lập nghiệp khi trở thành nhà sáng lập của tập đoàn Microsoft.
7. Alan Rufus (1040-1093)
Là cháu trai vua William I của Anh, Rufus tham gia trận đánh Norman cùng chú và hy sinh với số tài sản 11.000 bảng Anh, tương đương 7% GDP của Anh quốc thời bấy giờ. So với giá trị hiện tại thì Alan Rufus có 194 tỷ USD.
6. John D.Rockefeller (1839-1937)
Vào năm 1863, Rockefeller bắt đầu đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ. Đến năm 1880, công ty Standard Oil của ông đã kiểm soát 90% hoạt động sản xuất dầu tại thị trường Mỹ.
Theo số liệu trong cáo phó đăng trên New York Times của ông, vào năm 1918, Rockefeller sở hữu khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD, tương đương với gần 2% sản lượng kinh tế của Mỹ trong năm đó. Nếu tính theo tỷ giá năm 2015, khối tải sản này tương đương với khoảng 341 tỷ USD.
5. Andrew Carnegie (1835-1919)
Rockerfeller được truyền thông chú ý, nhưng Carnegie mới là người Mỹ giàu nhất mọi thời đại. Gốc là công dân Scotland, Carnegie bán công ty thép U.S.Steel, cho J.P.Morgan với giá 480 triệu USD năm 1901, bằng 2,1% tổng GDP Mỹ lúc đó, tương đương 372 tỷ USD năm 2014.
4. Akbar I của Ấn Độ (1542-1605)
Hoàng đế triều đại Mughal của Ấn Độ điều khiển đất nước có tài sản chiếm tới 25% GDP toàn cầu. GDP trên đầu người vào thời Akbar trị vì cũng rất cao, ngang bằng nước Anh thời hoàng kim dưới sự trị vì của Elizabeth I, nhưng có phong cách tiêu xài khá xa xỉ hơn bất kỳ quý tộc châu Âu nào. Điều này được chứng minh qua dữ liệu của nhà kinh tế Branko Milanovic, cho thấy triều đại Mughal là một trong những đế chế có ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ.
3. Hoàng đế Tống Thần Tông (1048-1085)
Vương triều nhà Tống (960 - 1279) sở hữu một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất mọi thời đại, số tài sản chiếm 25-30% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Theo giáo sư Ronald A.Edwards, chuyên gia về lịch sử kinh tế Trung Quốc, sự giàu có của Trung Quốc chạm đỉnh cao vào thời gian này, nhờ vào nhiều sáng chế kỹ thuật và thu sưu thuế, đi trước châu Âu hàng trăm năm. Triều Tống cũng có tính tập trung cao, nên hoàng đế nắm mọi quyền lực kể cả điều khiển nền kinh tế.
2. Augustus Caesar (63 TCN- 14 SCN)
Như hai vị hoàng đế trên, Augustus kiểm soát nền kinh tế chiếm 25-30% GDP toàn cầu, không những thế, ông còn có tài sản trị giá bằng 1/5 tài sản toàn nền kinh tế quốc gia, tức là tương đương 4,6 nghìn tỷ vào 2014. Ngoài ra Augustus còn sở hữu cả Ai Cập trong một thời gian.
1. Mansa Musa (1280-1337)
Mansa Musa, vua của Timbuktu (hiện tại là Mali) được coi là người giàu có nhất lịch sử với trị giá tài sản không thể thống kê. Vương quốc của ông là nơi sản xuất vàng lớn nhất thế giới, đúng thời điểm nhu cầu vàng đang lên cao. Không có con số nào đủ chính xác để mô tả sự giàu có của vị vua này.
Có những câu chuyện lại kể rằng, mỗi năm Mali có thể sản xuất khoảng một tấn vàng, quân đội của vương quốc này bao gồm 200.000 lính. Trong cuộc hành hương tới Mecca đã chi tiêu quá xa hoa nên làm khủng hoảng tiền tệ ở Ai Cập, với hàng chục con lạc đà chở cả trăm cân vàng.
Nhiều tài liệu tranh vẽ lịch sử cũng mô tả Mansa Musa cầm quyền trượng vàng, ngồi trên ngai vàng, sử dụng chén bằng vàng và đương nhiên vương miện cũng bằng vàng. Sản lượng vàng của Mali lúc đó lên tới 1 tấn/năm. Khi không ai ước tính được tài sản, điều đó có nghĩa rằng bạn vô cùng giàu có.
An Mai (theo CNN)