Điện Biên: Lễ cấp sắc của đồng bào Dao trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Ngày 7/12, tại xã Huổi Só (huyện Tủa chùa , tỉnh Điện Biên), UBND huyện đã tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ cấp sắc (Tủ Cải) của đồng bào Dao, ngành Dao quần chẹt theo Quyết định số 255/QĐ-BVHTTDL, ngày 22/1/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nghi lễ cấp sắc cho con trai người Dao ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Nghi lễ cấp sắc cho con trai người Dao ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, hiện nay dân tộc Dao có hơn 6.000 người sinh sống tại các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Tủa Chùa; thuộc các ngành Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao khâu, sinh sống tập trung tại các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Tủa Chùa. Tại xã Huổi Só (huyện Tủa Chùa), người Dao quần chẹt có hơn 2.000 người (chiếm gần 80% dân số toàn xã), phân bố tại 6/9 thôn, bản nằm dọc chiều dài hàng chục km bên dòng Đà Giang

Nghi lễ cấp sắc là nghi thức quan trọng trong lễ tục vòng đời người con trai Dao, đánh dấu sự trưởng thành từ tuổi ấu thơ sang tuổi thành niên. Thông thường những bé trai từ 5 tuổi trở lên, khi điều kiện kinh tế gia đình cho phép thì được bố mẹ và dòng họ làm Lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc thường được tổ chức trong các ngày từ 4-12 đến ngày 7-12 (dương lịch).

Lễ thức quan trọng nhất trong Lễ cấp sắc là thầy tế cấp cho người được thụ lễ một bản đạo sắc viết bằng chữ Nôm Dao, ghi về lý lịch của người thụ lễ, nguyên do thụ lễ và các điều giáo huấn, răn dạy. Đạo sắc này là bằng chứng để người thụ lễ được phép thực hiện các nghi lễ trong xã hội người Dao. Lễ cấp sắc là dịp gặp gỡ của gia đình, dòng tộc, bạn bè, góp phần xây đắp sự gắn kết cộng đồng, bảo tồn những nền tảng, tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao.

Lễ cấp sắc được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Dao quần chẹt. Đồng thời khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Được biết, hiện nay, tỉnh Điện Biên đã có 10 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.