Doanh thu xuất khẩu khí đốt của Ai Cập tăng mạnh

0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo của Trung tâm hỗ trợ quyết định và thông tin của chính phủ (IDSC) ngày 25/9 cho hay, Ai Cập đã chứng kiến một bước nhảy vọt chưa từng có trong tăng trưởng doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên, gấp 13 lần trong 8 năm qua.
Doanh thu xuất khẩu khí đốt của Ai Cập tăng mạnh

Báo cáo của IDSC cho hay doanh thu xuất khẩu khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Ai Cập đạt 8 tỷ USD trong năm tài chính 2021/2022, tăng từ mức 0,6 tỷ USD trong năm tài chính 2013/2014.

Xuất khẩu LNG và khí đốt tự nhiên của Ai Cập cũng đã tăng 4 lần trong 8 năm qua, từ mức 1,9 triệu tấn lên 7,2 triệu tấn. Cũng trong cùng khoảng thời gian này, quốc gia Bắc Phi đã ký hơn 100 thỏa thuận với các công ty quốc tế liên quan tới việc khai thác khí đốt và xăng dầu với giá trị đầu tư tối thiểu là 22 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên của Ai Cập đã đạt 69,2 tỷ m3 vào năm tài chính 2021/2022 so với 41,6 tỷ m3 của năm tài chính 2015/2016, tăng 66,3%.

Sau khi đảm bảo tự cung cấp khí đốt tự nhiên vào năm 2018, Ai Cập có kế hoạch sử dụng vị trí ở ngưỡng cửa châu Âu để trở thành nhà cung cấp LNG chính cho lục địa này, trong bối cảnh cuộc cách mạng năng lượng hối thúc quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Sau những phát hiện liên quan tới mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ Zohr ở Địa Trung Hải, quốc gia Bắc Phi này cũng có tham vọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu, giúp lục địa này giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine.

Nguồn xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Ai Cập đặc biệt được coi trọng trong hoàn cảnh các nước châu Âu mong muốn đa dạng hóa các nguồn năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vốn chiếm khoảng 45% nhập khẩu của lục địa này vào năm 2021.

Ai Cập sở hữu cơ sở hạ tầng vận chuyển và xử lý khí tự nhiên tương đối đầy đủ với mạng lưới đường ống dài 7.000 km, mạng lưới phân phối dài 31.000 km với 29 nhà máy xử lý khí cũng như 2 cơ sở LNG ở nhà máy Idku và Damietta. Báo cáo của IDSC cũng cho biết Ai Cập đứng đầu thế giới về tỷ lệ phần trăm tăng trưởng cao nhất trong xuất khẩu LNG.

Trong tháng 8 vừa qua, Chính phủ Ai Cập đã thông qua kế hoạch tìm cách tiết kiệm 15% lượng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện, nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu và mang lại nguồn thu ngoại tệ nhiều hơn, trong bối cảnh giá dầu và các hàng hóa cơ bản tăng vọt.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).