Người dân trông chờ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng
Ngày 9/10, người dân bắt đầu đi làm lại sau quyết định mở của xã hội để hoạt động lại theo Chỉ thi 16/CT-UBND tỉnh Đồng Nai. Để trở lại cuộc sống “bình thường mới”, họ rất cần sự hỗ trợ từ chính sách của nhà nước. Trên thật tế, nhiều người dân ở địa phương đã nộp đơn từ nhiều tháng qua và vẫn đang trông chờ để được nhận hỗ trợ.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (ngụ Khu phố Phan Bội Châu, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất) kể, gia đình chị có 2 người đi phụ bán quán, đã nộp hồ sơ từ hơn 2 tháng nhưng vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ. Xung quanh chị Linh, bà con vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ từ địa phương.
Anh Nguyễn Bội Nhân nói, Tổ 12 đến Tổ 15 gần nhà trưởng ấp được phát 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ đã lâu. Tổ 1 đến Tổ 11 vẫn chưa được nhận. Nhiều người ở thị trấn Dầu Giây xác nhận, họ trông đợi vào số tiền này không còn tiền để mua thực phẩm.
Đến nay đã được đi làm lại, người dân càng mong chờ vào số tiền trên để sống tạm qua ngày chờ tìm công việc mới. Ghi nhận tại Khu phố Trần Cao Vân, người dân được Trưởng ấp nhiều lần xác minh gia cảnh nhưng vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ. Tại xã Quang Trung, xã Xuân Thiện cũng ở trong hoàn cảnh tương tự.
Theo phản ánh của anh Đổ Cao Minh Phong (ngụ Tổ 39, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) làm nghề hớt tóc xác nhận, nộp đơn hỗ trợ hơn 2 tháng qua nhưng không nghe nói đến tiền hỗ trợ. Người dân tìm đến trụ sở UBND xã thì được cán bộ xác nhận không tìm thấy hồ sơ.
Mọi người quay trở về địa phương để truy hỏi Tổ trưởng thì người này thừa nhận do trời mưa ướt nên đã đốt hồ sơ của người dân. Một số người dân còn nhận được thông tin, đối tượng tạm trú tại địa phương không được xét hỗ trợ. Nếu muốn phải quay về nơi có hộ khẩu thường trú.
Vợ chồng anh Khánh – chị Thúy ở Khu phố Suối Chồn (Phường Bảo Vinh) cung cấp thông tin, nhiều người thấy hàng xóm nhận được nhận tiền nhưng gia đình anh chị chưa được nhận. Chị Thúy nói trong tiếng nấc ngẹn, gia đình anh chị rất nghèo và sống dựa vào gánh hàng rong ở chợ Long Khánh. Nhiều hộ gia đình đã được nhận nhưng gia đình anh Khánh – chị Thúy vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Đúng chính sách phải xét duyệt
Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Ngày Nay, ông Nguyễn Bằng Lương – Phó phòng Thương binh và Xã hội huyện Thống Nhất khẳng định, cơ quan chức năng đã có hướng dẫn trực tuyến với các xã. Mọi hồ sơ đã nộp trước đây không cần nộp lại. Những ai đã bị trả hồ sơ vì xét duyệt theo Quyết định cũ thì làm lại để xã xét duyệt.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai:
“Công nhân và nhân dân đã bắt đầu đi làm lại sau hơn 3 tháng nghỉ dịch mà vẫn chưa được hưởng hỗ trợ thì vẫn xem xét để hỗ trợ theo chính sách cho họ”.
Chính quyền địa phương không gây khó cho người dân trong việc xét tạm trú hay thường trú mà chỉ cần đã ở làm nghề có thu nhập tại địa phương trước dịch và là dân có đăng ký cư trú ở tỉnh Đồng Nai. Những trường hợp này đều được nhận hỗ trợ do dịch Covid-19. UBND tỉnh đã giao quyền xét duyệt cho huyện nên địa phương luôn đôn đốc các xã nhanh chóng xét để hỗ trợ và cứ 5 ngày sẽ xét duyệt một lần.
Bà Mạnh Thị Hằng - Trưởng phòng Thương binh và Xã hội huyện Trảng Bom cho biết, huyện Trảng Bom là địa phương chi tiền hỗ trợ đang đứng thứ 2 của tỉnh. Phòng Thương binh và Xã hội của huyện phải cử các đoàn đến hỗ trợ cho xã Bắc Sơn và xã Hố Nai 3 vì 2 xã này dịch bệnh liên tục. Đặc biệt, nơi đây cũng là Khu Công nghiệp nên rất khó khăn trong công tác rà soát hồ sơ. Nhiều công nhân đã làm hồ sơ chung với nhóm lao động tự do nên bị chồng chéo.
Bà Hằng xác nhận, đúng là có nhiều Trưởng ấp không làm đúng quy định nên huyện cũng đã khiển trách một số xã để chậm và sai sót trong xét duyệt. Các thông tin về xét thường trú và không xét tạm trú là không đúng. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Trảng Bom liên tục nhắc nhở địa phương việc này.
Trường hợp người dân bị mất việc trên địa bàn huyện nếu đúng chính sách thì phải xét duyệt. Hồ sơ hỗ trợ người dân nếu để lâu sẽ bị khiển trách và không có chuyện ngâm hồ sơ xét duyệt. Theo thống kê, ngày 11/10, huyện Trảng Bom đã chi 26 tỷ đồng cho công ty và các xã chi hỗ trợ cho dân.
Ông Nguyễn Thanh Liêm - Trưởng phòng Thương binh và Xã hội TP.Long Khánh phân tích liên quan đến các trường hợp chi trả chậm là do quá nhiều hồ sơ mà các Quyết định trước không rõ ngành nghề. Hiện nay các xã đã xét duyệt xong và đang chờ UBND thành phố ký là chi tiền cho người dân. Riêng một số trường hợp cá biệt người dân phản ánh, Phòng Thương binh và Xã hội TP.Long Khánh sẽ cho rà soát lại.