Đứt đuôi thạch sùng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau đại án Việt Á, vụ thao túng và nhận hối lộ từ công tác tổ chức những chuyến bay giải cứu đồng bào Việt Nam về nước trong dịch Covid-19 một lần nữa khiến công luận bàng hoàng. Họ có thể trục lợi trên sự nguy khốn của đồng bào mình đến vậy sao?
Các bị can nhận hối lộ từ đại diện doanh nghiệp trong vụ án. Ảnh: Dân trí
Các bị can nhận hối lộ từ đại diện doanh nghiệp trong vụ án. Ảnh: Dân trí

Tháng 3/2020, Hoàng Lê Giang – một người yêu du lịch mạo hiểm – đã thực hiện một cuộc hồi hương có lẽ là dài nhất trong số hàng trăm nghìn người Việt Nam bị kẹt lại nước ngoài vì dịch Covid-19.

Từ Bắc Na-uy, Giang bay xuống Nam Na-uy. Từ Nam Na-uy, Giang bay sang Đức, rồi lại từ Đức bay qua Tây Ban Nha. Cuối cùng, qua một phòng vé trung gian (được giới thiệu bởi nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Đức), Giang mua được vé máy bay từ Tây Ban Nha về Việt Nam. Tại mỗi điểm di chuyển tới, Hoàng Lê Giang đều phải cách ly, vì thế tính cả thời gian cách ly tại Việt Nam, thì tổng thời gian của cuộc hồi hương này lên tới 3 tháng. Nếu không phải vì Covid-19, thì ở thời đại này kể cả đi đường bộ cũng không cam go đến vậy.

Dẫu sao, là một nhà lữ hành, Giang biết cách biến hành trình hồi hương trở thành một chuyến du lịch dài. Hơn nữa, anh có cơ sở tài chính. “Em không ở hoàn cảnh khốn cùng, chứ du học sinh hay dân lao động mới lao đao” – Giang nhớ lại.

Cũng khoảng thời gian đầu năm 2020 tại Nhật Bản, khoảng 10.000 người đã đến Đại sứ quán Việt Nam đăng ký xin về nước. Đổi lại là sự im lặng. Có những người lao động ở Nhật Bản đã phải đến xin tá túc nơi cửa chùa, khi mà cùng quẫn về nơi ăn chốn ở.

Tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE, người lao động Việt Nam cầm những miếng bìa các-tông viết thông điệp cầu cứu, đăng trên mạng xã hội trong vô vọng.

Đứt đuôi thạch sùng ảnh 1
Người lao động “chui” tại UAE cùng đường lên mạng xã hội xin giải cứu (tháng 6/2020).

Tại Châu Phi, người lao động Việt Nam bị kẹt lại do Covid-19 có lẽ là khó khăn nhất trong tất cả các khu vực khác trên thế giới. Điều kiện y tế thiếu thốn, có những người nhiễm bệnh nhưng được khám bởi bác sĩ… thú y.

Trong bối cảnh ấy, những người nắm quyền quyết định phân phối các tấm vé máy bay “giải cứu” thực sự là nắm quyền sinh quyền sát.

Những ai có người quen ở nước ngoài lên máy bay về được Việt Nam trong năm 2020 có lẽ đều biết 2 yếu tố: Không dễ - Không rẻ.

Không dễ, đã đành rồi. Giữa hàng vạn người, mà mình lại có suất, thì “nó phải có lý do”. “Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu” ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin cho báo chí. Nhưng khi công chúng biết được những ưu tiên này, thì đã là tháng 12/2020.

Không rẻ. Vì không phải gia đình nào cũng có thể làm như tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn – thuê riêng chuyến chuyên cơ hơn 8 tỉ đồng đưa con gái từ London về nước. Nhưng những con số trăm triệu để người thân có thể trở về trong cái năm khủng hoảng đó, là rất phổ biến.

Không ai có thể chất vấn rằng số tiền chênh lệch rất lớn kia là vì sao, và vào túi ai. Tất cả đều tự giải thích, rằng để tổ chức một chuyến bay như thế không đơn giản, sẽ phải đắt (một sự tự lừa mình, vì chính phủ đâu có chủ trương thu lợi từ đồng bào đang mắc kẹt). Và tất cả đều tự ngầm hiểu rằng, nếu bây giờ mà thắc mắc thì chỉ có thiệt, còn bao nhiêu người xếp hàng đằng sau, sẵn sàng trả số tiền lớn để trở về nhà.

Đứt đuôi thạch sùng ảnh 2
Hoàng Lê Giang liên hệ hãng Vietnam Airlines mua vé máy bay về Việt Nam, nhưng phải thông qua qua công ty Vinatours vì “nhiều quá làm không xuể.

Bây giờ, khi đại án mang tên “Những chuyến bay giải cứu” được lật lên, thì công luận mới hiểu rõ cái gì đằng sau sự “Không dễ - Không rẻ” 3 năm trước.

Bộ Công an xác định để thực hiện các chuyến bay giải cứu, hơn 100 doanh nghiệp đã chi tiền bôi trơn trên 170 tỷ đồng cho 21 cán bộ của 5 bộ, địa phương để được "qua cửa".

Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), khi triển khai các chuyến bay có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa các bộ, ngành. Một số cán bộ có thẩm quyền đã lợi dụng việc này để nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để có tiền "bôi trơn, đưa hối lộ".

Cơ quan điều tra phát hiện doanh nghiệp bị làm khó bởi một số cá nhân ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Giao thông vận tải, Y tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam. Nhà chức trách cũng phát hiện dấu hiệu nhận hối lộ xảy ra tại quân đội nên tách hành vi, chuyển hồ sơ để Bộ Quốc phòng xử lý theo thẩm quyền.

Những chuyến bay giải cứu nhanh chóng trở thành miếng bánh béo bở, đến mức người ta đầu tư buôn bán giấy phép bay còn hơn cổ phiếu. Hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay đưa công dân hồi hương. Nhưng thực tế chỉ 20 doanh nghiệp thực sự triển khai, số còn lại là cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép sau đó bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Ấy thế mà, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, khi đứng trước tòa vẫn có thể tự biện rằng không ý thức được việc nhận tiền là sai, đến khi bị bắt mới được cán bộ giải thích và nhận thức ra. Sự “vô ý thức” đúng lúc ấy, đem lại cho ông Dũng hơn 21,5 tỷ đồng, với hàng chục lần tiền mặt trao tay từ phòng làm việc tới… cổng văn phòng Bộ.

Kho tàng cổ tích Việt Nam có chuyện Sự tích Thạch Sùng. Rằng một cặp vợ chồng nọ, vì biết trước sắp có trận lụt nên mua thóc gạo đầu cơ, sau đó bán lại với giá cao cho nạn dân, nhờ thế mà trở thành cự phú. Hỡi ôi, hóa ra thời nào cũng có những con thạch sùng…

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.