Hội những người đi Vinfast Fadil - nơi tụ hội của những người mua xe bằng 'niềm tin' 16/12/2019 - 15:26
Vị vua nào được khen vì không nghe lời sai trái của vợ? Thứ Bảy, 03/11/2018 | 09:40 GMT+7 Your browser does not support the audio tag. Báo nói Ngày Nay (Ngày Nay) - Lấy quốc gia làm trọng, không nghe theo lời vợ truyền ngôi cho con trai bất tài, kém đức. Chính vì thế vị vua này đã được sử sách khen ngợi. Ông là ai? Những phong tục làm đẹp 'rợn người' của phụ nữ trên thế giới Quốc gia sở hữu hơn 100 ngọn núi lửa có gì đặc biệt? Danh tướng nào gắn liền với giai thoại “mài gươm dưới bóng trăng”? 1. Vua nào được khen vì không nghe lời sai trái của vợ? A. Lý Thánh Tông B. Lý Anh Tông Vua Lý Anh Tông từng giáng thái tử Lý Long Xưởng xuống làm Bảo Quốc vương vì phạm lỗi lầm, dù vua rất sủng ái mẹ Long Xưởng. Nhận xét về hành động này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng: “Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vác...”. C. Trần Thánh Tông D. Trần Anh Tông 2. Vị vua này là hoàng đế thứ mấy của triều Lý? A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu Lý Anh Tông (con thứ của Lý Thần Tông) là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. D. Thứ bảy 3. Ông trị vì đất nước bao nhiêu năm? A. 34 năm B. 35 năm C. 36 năm D. 37 năm Lý Anh Tông (1136-1175) là vị vua thứ sáu của nhà Lý, trị vì từ năm 1138 đến 1175, tổng cộng 37 năm. Ông là con thứ của Lý Thần Tông. Vua cha mất sớm, Lý Anh Tông mới 3 tuổi đã lên ngôi. 4. Vua Lý Anh Tông có tên thật là? A. Lý Thiên Tộ Vua Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiên Tộ, sinh năm Bính Dần tại kinh đô Thăng Long, mẹ là Cảm thánh phu nhân Lê thị. Lý Anh Tông là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông. B. Lý Thiên Hinh C. Lý Thiên Đức D. Lý Thiên Tường 5. Người con trai bất tài bị vị vua này phế ngôi Thái tử là ai? A. Lý Long Cán B. Lý Long Xưởng Lý Long Xưởng không có chí, lại ham chơi, hiếu sắc nhưng vua nghĩ còn có thể dạy dỗ được nên bỏ qua những lỗi trước đây. Ai ngờ những cung nữ được vua sủng ái, yêu dấu, Long Xưởng đều tìm cách gần gũi khiến Lý Anh Tông nổi giận phế Lý Long Xưởng làm thứ dân và bắt giam vào tháng 9 năm Giáp Ngọ (1174). C. Lý Long Hãn D. Lý Long Cơ 6. Lý Long Cán lên ngôi năm bao nhiêu tuổi? A. 2 tuổi B. 3 tuổi Sau khi phế truất ngôi con cả là Long Xưởng, Vua cha Anh Tông lập Lý Long Cán (1173-1210) lên làm Hoàng thái tử. Năm 1175, khi mới lên 3 tuổi, ông đã được đưa lên ngôi hiệu Lý Cao Tông. C. 4 tuổi D. 5 tuổi 7. Đại thần nổi tiếng liêm chính rất được vua Lý Anh Tông tin dùng? A. Tô Hiến Thành Vua Lý Anh Tông rất tin dùng Thái phó Tô Hiến Thành (1102-1179). Ông quê ở huyện Đan Phượng (Hà Nội ngày nay). Sinh thời, ông là vị đại thần nổi tiếng liêm minh, vì nước, dân không màng danh lợi. B. Tô Trung Từ C. Lý Thường Kiệt D. Lý Đạo Thành 8. “Nước ta non sông gấm vóc, người giỏi rất thiêng, châu ngọc quý báu, không gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Hãy nên giữ gìn cẩn thận”. Đó là lời căn dặn của vua Lý Anh Tông dành cho ai trước khi mất? A. Lý Long Cán Đó là lời căn dặn của vua Lý Anh Tông dành cho thái tử Lý Long Cán trước khi qua đời. Tháng 7/1175, Lý Anh Tông qua đời, thọ 40 tuổi. Theo di chiếu của vua, thái tử Long Cán mới 2 tuổi nối ngôi, tức vua Lý Cao Tông. B. Lý Long Minh C. Lý Long Hòa D. Lý Long Đức 9. Hoàng tử nào của vua Lý Anh Tông có công giúp nước Cao Ly đánh bại quân Mông - Nguyên xâm lược? A. Lý Long Tường Sau khi nhà Lý sụp đổ năm 1225, hoàng tử Lý Long Tường sang Cao Ly sinh sống. Năm 1253, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly, đánh vào quốc đô, một cánh quân đánh vào Ủng Tân. Lý Long Tường tổ chức kháng chiến, cùng quan quân trong phủ thành và nhân dân địa phương chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thua to, phải xin hàng. B. Lý Long Minh C. Lý Long Hòa D. Lý Long Đức Kết quả: 0/9 Kim Dung