Gần 5 triệu phương tiện 'khát' điểm đỗ

(Ngày Nay) - Khi cơ quan chức năng Hà Nội ra quân dẹp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã làm nhiều điểm đỗ xe không phép bị giải tỏa.
Hà Nội sẽ làm gì để giải quyết giao thông tĩnh cho hàng triệu phương tiện.
Hà Nội sẽ làm gì để giải quyết giao thông tĩnh cho hàng triệu phương tiện.

Đây cũng là lúc các bất cập trong tổ chức, quản lý và quy hoạch giao thông tĩnh trên địa bàn Hà Nội bộc lộ rõ. Hà Nội sẽ làm gì để giải quyết “cơn khát” giao thông tĩnh cho hàng triệu phương tiện?...

Thành phố Hà Nội hiện có 5,5 triệu phương tiện ôtô, xe máy; nhưng hiện các điểm đỗ xe công cộng mới đáp ứng được gần 10%, số còn lại - tương đương hơn 4,9 triệu phương tiện đang không có điểm đỗ và phải đỗ tự do trên đường.

Nháo nhác tìm nơi đỗ xe

Là tuyến phố buôn bán thuộc hàng sầm uất nhất Hà Nội, nhưng gần một tháng trở lại đây, nhiều cửa hàng trên phố Tràng Tiền bị giảm hẳn lượng khách ra vào. Lý giải điều này, nhiều chủ cửa hàng ở đây cho biết các điểm đỗ xe trên lòng đường, vỉa hè bị giải tỏa đã làm các cửa hàng không còn chỗ để xe, khách đến mua hàng nhưng không thấy có chỗ đã nhanh chóng rời đi.

Với một số cơ quan, trụ sở việc các điểm đỗ xe ở vỉa hè bị giải tỏa cũng đang khiến người dân thường xuyên đến làm việc, giao dịch phải nhốn nháo vì không có chỗ đỗ xe.

Tại trụ sở Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội, đóng trên phố Tràng Thi sáng 28/3, do trụ sở không có sân để xe nên toàn bộ khách đi ôtô, xe máy đến giao dịch đã bị bảo vệ đứng trên vỉa hè ngăn chặn, không cho đỗ xe trước trụ sở. Để vào được Sở QH-KT làm việc trong sáng 28/3, khách phải chạy lòng vòng tìm chỗ đỗ xe trên các tuyến phố khác.

Thời điểm 8h30 sáng 28/3, hàng chục khách đi ôtô, xe máy đã phải tất bật tỏa đi các hướng và chấp nhận vào các điểm gửi xe tự phát với giá phí cao để kịp vào đúng giờ làm việc. Tình trạng trên cũng xảy ra với nhiều cơ quan khác, như Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), QHKT, Sở Xây dựng, Sở Tài chính…

“Trước đây, nhờ các điểm trông giữ xe tạm thời trên đường và hè, chúng tôi đến làm việc tại Sở KH-ĐT còn có chỗ đỗ, nay các điểm này bị dẹp, sân bên trong các trụ sở cũng chật kín xe của nhân viên, người dân chúng tôi đến giao dịch phải đi lòng vòng trên phố nhiều lượt nhưng cũng chẳng biết gửi xe ở đâu. Có hôm đã lỡ cả buổi hẹn giải quyết thủ tục hành chính”, anh Hoàng Đình Tấn, Giám đốc một công ty vận tải có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng phản ánh.

Ủng hộ chủ trương giành lại vỉa hè, lòng đường của thành phố, nhưng nhiều người người dân và chủ cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố lớn cho rằng do hạ tầng nhà cửa trước đây để lại hầu hết đều không có chỗ để xe nên giờ họ rất khó xoay xở để tìm nơi để phương tiện cho khách.

“Cùng với lập lại trật tự đô thị, cơ quan chức năng cũng nên tính toán, quy hoạch các vị trí đỗ xe tạm thời ở lòng đường, vỉa hè trên những tuyến phố có đủ điều kiện để giải quyết nhu cầu đỗ xe của nhân dân, hỗ trợ các cửa hàng kinh doanh”, bà Trần Thị Lê, chủ cửa hàng buôn bán đồ lưu niệm tại số 15 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm kiến nghị.

Đỗ xe công cộng đáp ứng gần 10% nhu cầu

Theo thống kê mới nhất của liên ngành Công an - GTVT Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 5,5 triệu phương tiện, trong đó xe máy có trên 5 triệu; ôtô 0,5 triệu. Ngoài ra trung bình mỗi tháng Hà Nội có thêm 28.000 phương tiện đăng ký mới (trong đó xe máy 20.000, ôtô 8.000).

Theo khảo sát của PV Tiền Phong, trên địa bàn Hà Nội hiện có 178 điểm đỗ xe công cộng được thành phố cấp phép để trông xe thu phí theo quy định, trong đó có các điểm đỗ xe lớn như Ngọc Khánh, Mỹ Đình, Đền Lừ và một số điểm đỗ xe giàn thép mới xây dựng như Trần Nhật Duật, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Trứ…

Tuy nhiên tính toán công suất của các điểm đỗ xe này, chúng tôi thấy rằng, mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu; trên 80% lượng xe còn lại của người dân (tương đương 4,9 triệu phương tiện) đang đỗ tự do trên đường, ở các ngõ ngách và khuôn viên các khu chung cư...

Các chuyên gia đô thị cho rằng trong khi hạ tầng giao thông chưa phát triển kịp, để giải quyết nhu cầu đỗ xe tạm thời của người dân, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 100. Nội dung có phần nêu rõ, các đô thị lớn trong đó có Hà Nội và TP.HCM được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe.

Tuy nhiên, Điều 25C của Nghị định đưa ra điều kiện, với các tuyến phố sau khi bố trí điểm trông xe vẫn có mặt cắt một chiều đủ cho 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ mới được bố trí điểm trông giữ xe. Với vỉa hè, chỉ bố trí điểm trông xe khi phần hè phố dành cho người đi bộ vẫn còn bề rộng mặt cắt ngang tối thiểu đạt 1,5 m. Nghị định cũng đưa ra lộ trình, các đô thị lớn được sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố tạm để trông xe đến năm 2023.

Từ thực tế này, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cung cấp con số thống kê, hiện Hà Nội có trên 50% tuyến phố có mặt cắt lòng đường từ 11 mét và vỉa hè rộng từ 3 mét trở lên, đủ điều kiện để thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ, tuy nhiên vừa qua đi trên tuyến phố nào cũng thấy tình trạng trông giữ xe có phép, không phép tràn lan, hoạt động rất lộn xộn.

Rất ít tuyến phố được thực hiện theo tiêu chí Nghị định 100. Cùng với ra quân dẹp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng cơ quan chức năng nên rà soát lại các tuyến phố có đủ điều kiện theo Nghị định 100 để cấp phép tạm thời trông giữ xe phục vụ nhu cầu của nhân dân, tránh những rối loạn, bức xúc dân sinh.

Về lâu dài cần rà soát lại các quy hoạch giao thông tĩnh trước đây, cần đánh giá, tổng kết nghiêm túc vì sao không thực hiện được; cùng với đó phải đưa ra kế hoạch, giải pháp rõ ràng để phát triển bãi đỗ xe công cộng.

“Những việc này cần phải thực hiện ngay, tránh trường hợp Nghị định 100 đến năm 2023 hết hiệu lực, vỉa hè Hà Nội được trả về đúng với thiết kế là phục vụ người đi bộ, nhưng Hà Nội vẫn chưa triển khai được quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe tĩnh, dẫn đến phương tiện của người dân tiếp tục khát điểm đỗ kéo dài”, ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cảnh báo.

Từ thực tế này, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cung cấp con số thống kê, hiện Hà Nội có trên 50% tuyến phố có mặt cắt lòng đường từ 11 mét và vỉa hè rộng từ 3 mét trở lên, đủ điều kiện để thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ, tuy nhiên vừa qua đi trên tuyến phố nào cũng thấy tình trạng trông giữ xe có phép, không phép tràn lan, hoạt động rất lộn xộn. 

Theo Tiền Phong
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.