Giang hồ mạng tái xuất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thách đấu, hẹn ngày giờ để giải quyết mâu thuẫn, thậm chí là đe dọa dùng cả “hàng nóng” để ra oai,… Những cuộc livestream từ hiện trường đầy lời chửi bới, văng tục, đánh đập, dọa chém giết lại thu hút hàng nghìn, hàng triệu người xem. Đó là màu sắc đặc trưng của các giang hồ mạng hiện tại.
Chửi bới, văng tục, đánh đập, dọa chém giết... là màu sắc đặc trưng của các giang hồ mạng.
Chửi bới, văng tục, đánh đập, dọa chém giết... là màu sắc đặc trưng của các giang hồ mạng.

Muôn kiểu giang hồ mạng

Với việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như YouTube, Facebook và TikTok … khiến các giang hồ mạng dễ dàng phổ biến, phát tán những hình ảnh lẫn hành vi, ngôn từ xấu và xằng bậy, gây tác động lên một số bộ phận giới trẻ ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Đó là những thành phần cố tình công kích, chửi bới nhau trên các nền tảng mạng nhằm lấy danh tiếng và kiếm tiền từ những lượt xem “khủng”.

Nổi bật gần đây là một video mới vừa được đăng tải trên kênh mạng được lập ra cho giới giang hồ chém gió, một “ngôi sao” trong giới giang hồ mạng - Khánh Sky chửi một “ngôi sao’ khác là Dũng Trọc. Sau đó tiếp tục phát trực tiếp chửi hội T.H. Sau khi nghe tin hội này bị trục xuất về nước, Khánh Sky liền lên mạng dằn mặt với những lời lẽ thô tục.

Trên live của mình, Khánh Sky nói bằng giọng hùng hồn. Đoạn cao trào có nội dung như sau: […] Tao nói thằng Dũng trọc, bản thân mày đã bị tao mang ra vầy suốt mà mày còn không làm gì được vậy mày thể hiện cái gì. Trên live này tao tuyên bố, cấm thằng nào được đụng vào một sợi tóc của chú Hải Bánh. Tao chỉ nghe thấy gà T.H chứ không biết hội T.H là hội nào, bản lĩnh ra solo 1-1 tao cho chúng mày ăn bằng đề…

Giang hồ mạng tái xuất ảnh 1

Màn thị uy của Khánh Sky.

Video này nhanh chóng nhận được sự tương tác từ cư dân mạng với rất nhiều lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận “hùa” theo. Hình ảnh Khánh Sky xuất hiện trên live chính là hình ảnh của một giang hồ real (chính hiệu). Tay chân xăm trổ, mặt mày bặm trợn, thái độ ngông nghênh phát biểu cùng với những cử động tay ra vẻ rất “đại ca”. Ngồi sau là đám đàn em cũng đậm chất giang hồ. Đây là một trong số hàng ngàn video clip khác đã và đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng trên kênh Fanpage này.

Một cái tên khác cũng nổi trội không kém là Nhạn Nhí Nhảnh, tên thật Phùng Thanh Nhạn, hay còn gọi là Nhạn mặt sẹo, sinh năm 1971, sinh ra và lớn lên tại bến xe Tam Bản – Hải Phòng, xuất thân là một tay móc túi có số má ở đất Cảng, lại manh động, mưu mô. Từng dưới trướng Minh Sứt – Anh em kết nghĩa với Dung Hà một thời. Nhạn Nhí Nhảnh nổi tiếng vì những cuộc thách thức Hải Bánh ở các cuộc phát trực tiếp trên Facebook và TikTok, hay những lần lên Hà Nội hoặc Nam Định để tìm kiếm một vài đối tượng khác để giải quyết mâu thuẫn, ân oán giang hồ với nhau. Song song đó là những cuộc ăn nhậu với đàn em xăm trổ, nói năng tục tĩu cũng liên tục được đưa lên thu hút lượng đông đảo người xem và để lại bình luận, đại đa số hưởng ứng, cổ vũ và hô hào.

Hay như Minh Bà Rịa, Liêm Trịnh Đà Nẵng cũng thường xuyên có những clip đưa tung lên, nội dung chủ yếu xoay quanh chuyện ân oán, chửi thề, rao giảng đạo lý hoặc liên quan tới vấn đề tiền bạc, cho vay. Phần lớn những clip này từ trên một ngàn lượt xem trở lên. Nhạn Nhí Nhảnh cũng từng có những clip tuyên bố là nếu lượng tương tác của khán giả thấp thì sẽ không tiếp tục kể câu chuyện mâu thuẫn giữa mình với các tay giang hồ khác nữa. Video này ngay lập tức thu hút được lượng người xem và chia sẻ tăng vọt. Bên cạnh đó nhiều người còn tung hô và tán dương, tạo nên hiệu ứng rất lớn.

Giang hồ mạng tái xuất ảnh 2

Các cuộc phát trực tiếp trên Facebook và TikTok của giang hồ mạng thu hút cả triệu lượt xem.

Giang hồ ảo, hệ luỵ thật

Nhắc đến giang hồ mạng là nghĩ ngay đến những tác động và hệ lụy của nó lên lớp trẻ. Giang hồ mạng có thể là trào lưu nhất thời mang giá trị ảo nhưng hệ luỵ đầu độc vào tâm hồn và tư duy của lớp trẻ là thật. Những cách nói, lối hành xử ban đầu có thể là sự khác biệt nhưng nếu chấp nhận thì lâu dần sẽ hình thành lối sống. Chúng đã trở thành những nguồn cảm hứng tiêu cực, khiến cho một số bạn trẻ mất hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Bất chấp nguy cơ vi phạm pháp luật, họ truy cứu sự nổi tiếng và tiền bạc bằng cách tham gia vào những hoạt động đầy rủi ro. Ngay cả những học sinh tiểu học, cấp hai cũng phát ngôn và hành động mang tính bắt chước những thành phần nêu trên. “Nghỉ hè ngoài thời gian đi học thêm ra thì phần lớn em sử dụng điện thoại để lướt Tiktok nên biết và em thấy hay lắm, nên rảnh là em lướt coi” - Huỳnh Văn Tuấn Tú – Học sinh lớp 7, ngụ Tân Bình nói. Đó là sự quan tâm mà các em dưới 20 tuổi dành cho việc tiếp cận các “idol giang hồ” trên mạng xã hội.

Sự phát triển nhanh chóng của internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao tiếp trực tuyến. Mạng xã hội, diễn đàn, và các ứng dụng trực tuyến đã làm cho việc truyền tải thông tin và tạo ra mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Như em Dương Trần Minh Hiếu, hiện đang là học sinh lớp 9, nhà ở Phú Nhuận, chia sẻ: “ Em ngưỡng mộ nhất là chú Huấn, vì Chú vừa đẹp trai, nói hay lại nhiều tiền, bạn em cũng nhiều người thích chú ấy”.

Để có thể tiếp cận các “thần tượng” của mình, giới trẻ bám chặt vào các tài khoản ẩn danh. Khả năng tạo các tài khoản ẩn danh cho phép người dùng hoạt động mà không tiết lộ danh tính thật của họ. Điều này tạo điều kiện cho sự tự do trong việc phát ngôn và hoạt động trực tuyến, ngày càng nhiều các tài khoản ẩn danh được tạo cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm và sự kiểm soát.

Điển hình như trường hợp gia đình anh Lê Văn Trung cũng là một hệ lụy đáng buồn từ việc tiếp nhận thông tin thiếu chuẩn mực của giới trẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Con trai lớn của anh Trung bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh và chẳng biết từ bao giờ, cậu học kiểu ăn nói hỗn hào, hành xử không biết trên biết dưới, thách thức nhau trên mạng, đánh nhau ngoài đời thực và bị công an xử lý theo quy định. Tìm hiểu, anh Trung mới biết, con trai anh thường vào các trang mạng xã hội, xem những phần tử giang hồ, xăm trổ đầy mình, nói năng tục tĩu. Cụ thể, những hình mẫu "giang hồ mạng" hiện nay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Ở độ tuổi chưa chín chắn, theo tâm lí muốn được giải tỏa và thể hiện, các em thường có xu hướng động tay động chân, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong đời sống. Trong giới học đường, giữa bạn bè với nhau thì các em sẵn sàng đánh nhau và coi đó là chuyện bình thường.

Giang hồ mạng tái xuất ảnh 3

Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP. HCM

Điều này dấy lên ngọn lửa “giang hồ mạng” ngày càng thâm nhập sâu rộng trong giới trẻ khi hiện tượng này mọc lên như nấm. Đó là các tài khoản thường đăng những clip hoặc livestream với số đông thanh niên xăm trổ đầy mình, chửi thề, hành động bạo lực, thể hiện lối sống bất cần đời, khoe khoang giàu có, kiếm tiền dễ dàng... tạo cho không ít người trẻ ngộ nhận những việc làm này được khuyến khích nên tích cực bình luận, chia sẻ. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, hành vi của giới trẻ khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là lối suy nghĩ sẵn sàng dùng bạo lực, bất chấp tất cả để giải quyết mâu thuẫn, hệ lụy cho xã hội. "Các em chỉ xem được hình ảnh của các "giang hồ mạng" và có thể coi họ là anh hùng hảo hán của thời đại mới chứ không hề biết chúng ta đang lên án họ như thế nào. Vì vậy, khi các em đã có những bức xúc trong bản thân mình mà lại được kích thích, tiếp lửa bởi những kẻ "giang hồ mạng" thì các em có thể trở thành kẻ bạo lực ở ngoài đời” – theo Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP. HCM.

Sự tác động ấy diễn ra ở các đối tượng trong độ tuổi 15-22 khi họ xem clip của các đối tượng "giang hồ mạng", "thánh chửi". Với nội dung video của các "giang hồ mạng" chủ yếu là hành động bạo lực như: đập xe, đốt xe, cầm đao, cầm kiếm hay khoe khoang tiền của, cách kiếm tiền dễ dàng..., tạo cho giới trẻ, nhất là trẻ em ngộ nhận rằng đây là những hành vi được khuyến khích, thể hiện cá tính mạnh mẽ".

Hồi học cấp 3, em biết một số bạn trong xóm hay xem và học theo "giang hồ mạng". Phần lớn các bạn vì không có gia đình và bạn bè định hướng nên là có xu hướng bạo lực hơn, như: chia bè kết phái, đánh nhau hay văng tục chửi thề…" – Minh Ngọc (sinh viên năm hai) cho biết.

Bạo lực lời nói và bạo lực thông qua hành động đều mang tính sát thương như nhau, khi những hành vi đó tác động tiêu cực đến người bị hại. Theo xu hướng giang hồ mạng, sự khoe khoang và bản tính thích thể hiện chính là cốt lõi.

Để khắc phục tình trạng này, Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng, nhà trường cần phải có những chiến dịch, hoạt động cộng đồng để cho các em nhận thức đúng về các vấn đề trên mạng. Đồng thời xã hội phải có sự thay đổi về mặt luật pháp để quản lý nội dung trên mạng sao cho phù hợp. Cuối cùng, gia đình là yếu tố quan trọng nhất, cha mẹ cần làm bạn với con để hiểu tâm tư nguyện vọng của con và định hướng nội dung trên mạng mà các con theo dõi một cách đúng đắn, phù hợp nhất.

Để đối phó với các tác động tiêu cực này, cần thiết phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình và xã hội. Giới trẻ cũng cần được khuyến khích phát triển khả năng phân biệt thông tin và xây dựng khả năng đánh giá thông tin trực tuyến. Ngoài ra, việc tạo ra những nội dung tích cực và giáo dục trên mạng xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của tình trạng này.

Chuyên gia tâm lý nói gì?

Khi được hỏi về sự rầm rộ của các giang hồ mạng những năm gần đây, chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa nhận định bản chất của giang hồ mạng là phức tạp. “Trong các clip tự sản xuất, giang hồ mạng đều xuất hiện với nhiều vàng, khắp người vằn vện xăm trổ. Các clip sặc mùi bạo lực, hay một số khác thì lại khoe khoang cuộc sống hào nhoáng, sự hưởng thụ có phần quá đáng tại các quán bar, những cuộc nhậu say mèm,… những việc này là sự quá mức nhu cầu thể hiện và muốn được tôn trọng của bộ phận những người có đời sống tâm lý và tinh thần phức tạp”. – Bà Hoa trao đổi.

Giang hồ mạng tái xuất ảnh 4

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa

Khi công nghệ ngày càng phát triển và giới trẻ (đặc biệt là gen Z) đang rất “cuồng” mạng xã hội thì mỗi Facebook của các giang hồ mạng có tới vài trăm nghìn lượt theo dõi, mỗi status, clip livestream thì có đến vài nghìn like, cùng hàng chục nghìn bình luận. Trên YouTube, các clip của giang hồ mạng cũng ghi nhận lượt xem từ vài trăm nghìn đến vài triệu người.

Theo bà Hoa, đáng lo ngại nhất là giới trẻ. Họ tỏ ra háo hức chờ đón, tung hô những ấn phẩm phản văn hóa đó. Điều này được thể hiện qua sự tương tác trên mạng xã hội. “Đây là một hệ lụy nguy hiểm vì nội dung mà nó truyền tải có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách và tư duy của thế hệ trẻ. Nhất là đối với một bộ phận giới trẻ thiếu vắng điều kiện giáo dục, việc không thể kiểm soát hành vi của mình là điều dễ hiểu. Nó khiến các bạn bị hạn chế về nhận thức, khả năng nhận biết, phân biệt tốt xấu, thậm chí là vi phạm pháp luật khi còn chưa đủ tuổi vị thành niên”.

Cuối cùng, khi được hỏi về nguyên nhân tại sao giới trẻ lại có xu hướng tiếp cận và học theo idol giang hồ mạng, Chuyên gia Tâm lý Lê Thị Minh Hoa chỉ ra mối liên kết biện chứng vô hình giữa hai bộ phận con người, một bên là giới trẻ cuồng thần tượng giang hồ mạng, một bên là giang hồ mạng “real”. Đó là khi báo chí và các trang mạng xã hội uy tín tranh cãi tốt xấu về các chế phẩm văn hóa sẽ kéo theo sự tò mò của cộng đồng mạng, kích thích việc truy cập, theo dõi các đối tượng giang hồ mạng. Thông thường, đối với những cái gì hay được nhắc tới và có tính gây tranh cãi, xuất hiện nhiều thì sẽ càng thu hút người xem. Giới trẻ khi không được định hướng, giáo dục về kỹ năng sống sẽ bị lệch lạc tư tưởng và không kiểm soát được hành vi tiếp cận và học theo.

Như vậy, nguyên nhân cốt lõi khiến giang hồ mạng thu hút được giới trẻ bởi họ chính là sự tương tác qua lại. Giang hồ mạng mang đến sự thú vị, tò mò và sự thỏa mãn những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra giới trẻ tìm đến họ cũng là vì sự hứng thú với cái lạ, cái khác biệt và tính cá biệt cao.

Cũng theo bà Hoa, nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội thì hiện tượng giang hồ mạng còn có thể trở thành hệ lụy lớn với xã hội, khiến cho một bộ phận giới trẻ phát triển lệch lạc. “Xã hội hiện nay có nhiều rối nhiễu, các giá trị đạo đức bị đảo lộn khó phân biệt. Trong đó, những giá trị xấu, lệch chuẩn thì lại được nhiều người tung hô. Thêm vào đó, truyền thông phi chính thức đang làm mưa làm gió. Điều này như đòn bẩy giúp cho “giang hồ mạng” có cơ hội làm náo loạn xã hội. Nhiều bạn trẻ cứ hùa theo đến mức mù quáng không biết đúng sai”.

Quả đúng như vậy, sự vào cuộc của pháp luật là chế tài thật sự cần thiết. Dưới sự ẩn danh của mạng, nhiều người lợi dụng tình huống nhạy cảm để gieo rắc sự hỗn loạn và bạo lực. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm cá nhân và cần thiết của mạng xã hội trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lạm dụng này. Luật pháp trong nhiều quốc gia đã quy định rất rõ về hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. Khung hình phạt không hề nhẹ với các hành vi lăng nhục, bôi xấu, và vu khống trực tuyến. Còn những hành vi bạo lực trực tuyến như đe dọa, tấn công người khác thì không thể xem nhẹ.

Còn tại nước ta thì cũng đã ban hành Luật an ninh mạng, trong đó, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Cụ thể, Điều 101 của Nghị định quy định: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội...

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.