Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về 'nạn' dâng sao giải hạn tràn lan

(Ngày Nay) - Trước hiện trạng hoạt động dâng sao giải hạn tại các chùa ngày càng có nhiều biến tướng, mới đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo gửi tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nghi lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh diễn ra từ ngày mùng 8- 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt người tham dự
Nghi lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh diễn ra từ ngày mùng 8- 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt người tham dự

Theo phong tục truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, đầu xuân năm mới thường là dịp để các gia đình đi lễ chùa cầu cho quốc thái, cầu mong gia đình được mạnh khoẻ bình an. Đây cũng đã trở thành một hoạt động sinh hoạt tính ngưỡng không thể thiếu của người dân mỗi dịp tết đến xuân về. 

Dù cho cha ông ta từ thời xa xưa vốn chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình chứ không hề có tập tục làm lễ dâng sao giải hạn thế nhưng đối với rất nhiều người, lễ dâng sao giải hạn dần được coi là 1 thủ tục quan trọng dịp đầu năm với mong muốn mọi điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với tất cả các thành viên trong gia đình mình. Được biết, tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. 

Mặc dù xuất phát từ mục đích ban đầu là vậy, nhưng trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu được thực hiện nghi lễ này của người ngày càng tăng cao nên “đến hẹn lại lên”, tại nhiều ngôi chùa lớn nhỏ đều tổ chức lễ cúng dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm mới, thu hút được rất đông phật tử và người dân tham dự. Theo tìm hiểu, để tổ chức những nghi lễ này thì nhà chùa sẽ thu của người dân 1 khoản “tiền lễ” nhất định.

Thời gian gần đây, hoạt động dâng sao giải hạn tại các ngôi chùa dường như đang có nhiều biến tướng trầm trọng, những mong cầu chính đáng về mặt tâm linh của người dân dường như đang có dấu hiệu bị lợi dụng để biến thành nhiều hoạt động kinh doanh hay những loại hình dịch vụ, làm mất đi giá trị thiêng liêng và mục đích tốt đẹp vốn có của tập quán này.

Điển hình nhất chính là việc lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) luôn diễn ra trong tình trạng hàng nghìn người ngồi tràn ra lòng đường trong tình chen chúc, xô đẩy nhau khiến cho tình hình an ninh trật tự tại khu vực bị ảnh hưởng; thêm vào đó là việc 1 người dân bị nhân viên thu tiền của nhà chùa từ chối “giải hạn” chỉ vì thiếu 50 nghìn đồng tiền lễ. Điều này đã gây ra sự bất bình trong dư luận, khiến niềm tin vào những giá trị tâm linh của người dân bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng các ngôi chùa hiện nay đang ngày càng thương mại hoá nghi lễ dâng sao giải hạn…

Trước tình hình hiện nay, mới đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam của các địa phương, về việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an của Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới.

Trong văn bản này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu rõ: Nguyện cầu bình an, mong muốn sức khoẻ, hạnh phúc là bản năng của con người, là khuynh hướng chủ đạo của tất cả các tôn giáo từ thuở sơ khai. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một số thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh. Chính vì vậy mà Ban Thường trực Hội đồng trị sự yêu cầu Tăng Ni, các chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa. Việc tổ chức phải được đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nhấn mạnh thêm rằng, việc tổ chức các nghi thức cầu an phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện những yếu tố dịch vụ hay trục lợi. Mọi hoạt động cũng cần phải đúng Chính pháp, hướng theo điều thiện để giúp mọi người hiểu luật Nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, có những hành động chân chính để tránh được những bất an trong cuộc sống thường ngày. 

“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hoà nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp. Do đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược sư cầu quốc thái dân an…

Vì sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, không để xã hội hiểu sai về Phật giáo, giữ gìn hình ảnh trí tuệ của Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đề nghị  Ban Trị sự GHPG các tỉnh, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần của nội dung văn bản chỉ đạo này”, văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố ngày 20/2/2019 viết.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.