Giáo sư Việt được Pháp phong hàm hạng nhất khi mới 37 tuổi

(Ngày Nay) - Giữ kỷ lục thí sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế, Nguyễn Tiến Dũng được phong hàm giáo sư hạng nhất khi mới 37 tuổi.
 
 
GS Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng đặc biệt năm 2015.
GS Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng đặc biệt năm 2015.

Sinh năm 1970, giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) vào năm 1985 ở tuổi 15, cho đến nay Nguyễn Tiến Dũng vẫn là học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích này.

Nguyễn Tiến Dũng sớm nổi danh khi bắt đầu vào lớp chuyên toán A0 của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo GS Nguyễn Văn Mậu, sức làm toán của chàng trai gốc Hà Nội này nổi bật so với các bạn cùng lứa. Từ lớp 10-11, anh đã đọc cả sách toán cao cấp về lý thuyết số, giải tích, đại số. Năm 1985, khi đang học lớp 11, anh đỗ đầu kỳ thi chọn đội tuyển IMO và cùng 5 bạn khác tham dự IMO lần thứ 26 tại Phần Lan.

Năm đó lúc quá cảnh ở Matxcova, khi được hỏi về triển vọng của đội tuyển, thầy Đoàn Quỳnh, Phó đoàn Việt Nam, khẳng định “năm nay chắc chắn có vàng”. Và đúng là Tiến Dũng đã đoạt huy chương vàng với số điểm 35/42.

Năm 1986, Nguyễn Tiến Dũng sang Liên Xô học ở khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov. Cuối năm 2 đầu năm 3, anh chọn thầy hướng dẫn là giáo sư A.T. Fomenko, người trước đó có hai học trò Việt Nam rất thành công là Đào Trọng Thi và Lê Hồng Vân. Đến những năm cuối đại học, anh Dũng đã có 4 bài báo khoa học (trong đó có 2 bài viết chung với thầy hướng dẫn) đăng ở tạp chí toán có uy tín của Liên Xô cũ là Russian Math. Surveys, Adv. Soviet Math.

Tốt nghiệp cử nhân, anh làm việc tại Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết ở Trieste, Italy. Năm 1994, ở tuổi 24, anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học tại Đại học Strasbourg. Sau đó có một thời gian anh làm việc tại Montpellier, Pháp, trước khi chuyển về làm giáo sư chính thức tại Đại học Toulouse, Pháp.

Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp (CNU) phong hàm giáo sư hạng nhất, khi mới 37 tuổi. Năm 2015, anh được CNU phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.

Nguyễn Tiến Dũng làm việc trong nhiều lĩnh vực của toán học gồm: Hình học vi phân, hình học simpletic và hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp… Đến nay, anh đã có hơn 50 bài báo khoa học và một cuốn sách chuyên khảo (dài hơn 300 trang, viết chung với Jean-Paul Dufour).

Phong cách làm toán của anh Dũng rất đặc biệt. Khi gặp vấn đề, anh thường không cầm bút ngay mà suy nghĩ rất lâu. Lúc bắt đầu cầm phấn và cầm bút thì tuôn ra cả dòng lý luận, gần như là đi đến lời giải hoàn chỉnh. Phong cách này cũng được anh áp dụng khi đánh cờ. Trong khi dân chơi cờ nghiệp dư chỉ tính 1-2 nước và đi rất nhanh (trong các ván cờ chớp 5 phút) thì anh có thể bỏ ra 3 phút suy nghĩ, nhưng sau đó đi ào ào theo kịch bản định liệu trước để chiến thắng.

Sức làm việc của GS Dũng khiến đồng nghiệp nể phục vì vừa nhanh, vừa khỏe. Sau vài đêm, anh có thể dịch xong một cuốn sách khoảng 200 trang hay hoàn thành bản thảo của một Newletter gần trăm trang chỉ trong một buổi tối.

Gần đây nhất, trong đợt công tác 6 tháng ở Thượng Hải (Trung Quốc), anh hoàn thành 5 bài báo khoa học (có một bài viết chung với Tudor Ratiu; một bài viết chung với Tudor Ratiu và Christophe Wacheux), có bài gần 50 trang. Trong khi đó, một nghiên cứu sinh được cho là thành công nếu 3 năm có thể hoàn thành 3 bài báo khoa học.

Vốn thẳng tính, Nguyễn Tiến Dũng luôn góp ý không nể nang. Với đầu óc tổng hợp và khả năng phân tích sâu sắc, ý kiến của anh về các vấn đề như đánh giá tổng quan về nền toán học Việt Nam, sách giáo khoa, chương trình giáo dục tổng thể... luôn được giới chuyên môn đánh giá cao. Trang web cá nhân của anh thu hút rất nhiều người đọc với những chủ đề tranh luận sôi nổi, bổ ích.

Ngoài toán, GS Dũng còn nghiên cứu về tin học, khoa học máy tính, làm chuyên gia phân tích chứng khoán cho một công ty trong nước. Năm 2015, anh cùng GS Hà Huy Khoái, GS Đỗ Đức Thái và một số người bạn khác lập ra “Tủ sách Sputnik” nhằm đem lại sách tốt nhất, có tính sư phạm và giáo dục cao nhất cho học sinh, góp phần cải thiện nền giáo dục Việt Nam.

Đến nay, "Tủ sách Sputnik" đã in ra được gần 40 đầu sách, cả toán học và văn học. Các cuốn sách của Sputnik được độc giả đánh giá cao về chất lượng, một số được tái bản lần đầu.

Rời Việt Nam hơn 30 năm, nhập quốc tịch Pháp năm 2005, GS Dũng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và có nhiều hoạt động hướng về đất nước. Anh viết giới thiệu hoặc trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh Việt Nam. Ngôi nhà của anh là tụ điểm văn hoá lý tưởng cho các lưu học sinh Việt Nam ở thành phố Toulouse.

Mỗi năm, GS Dũng đều dành thời gian về thăm người thân, tổ chức hội nghị, hội thảo và các buổi nói chuyện toán học dành cho đại chúng. Những buổi nói chuyện cùng với "Tủ sách Sputnik" góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tình yêu toán học nói riêng, tình yêu khoa học nói chung, nâng cao văn hóa đọc trong giới trẻ.

5 bài báo mới nhất của Nguyễn Tiến Dũng, viết trong thời gian công tác 6 tháng tại Thượng Hải. (Trong ngoặc là ngày hoàn thành)

1. Second order stochastic differential models for financial markets (18/7)

2. Geometric linearization of smooth completely integrable vector fields. (4/7)

3. A conceptual approach to the problem of action-angle variables (26/6)

4. Convexity of singular affine structures and toric-focus integrable hamiltonian systems (viết chung với Tudor Ratiu và Cristophe Wacheux) (4/6)

5. Presympletic convexity and (ir)rational polytopes (viết chung với Tudor Ratiu) (30/5)

Theo Zing
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.