Giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Cao Bằng nỗ lực thực hiện khuyến nghị UNESCO trong vận hành Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là cơ sở tốt cho công tác tái thẩm định lần hai vào tháng 6/2025, giữ vững danh hiệu của UNESCO.
Vẻ đẹp của non nước Cao Bằng.
Vẻ đẹp của non nước Cao Bằng.

Theo kế hoạch, tháng 6/2025, UNESCO sẽ tái thẩm định lần thứ hai để đánh giá việc bảo vệ các giá trị di sản địa chất, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Trong cuộc họp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng ngày 21/5/2025, ông Guy Martini, cố vấn cao cấp, Tổng Thư ký Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Trưởng đoàn đoàn chuyên gia tư vấn Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO nhận định Cao Bằng đã nỗ lực thực hiện khuyến nghị UNESCO trong vận hành Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. Đây là cơ sở tốt cho công tác tái thẩm định, giữ vững danh hiệu UNESCO của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vào tháng 6/2025.

Ông Guy Martini đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và các cấp, ngành cần quan tâm đến nâng cao nhận thức cộng đồng về chống biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Tỉnh cần có chiến lược và hành động cụ thể cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, phòng, chống bão lũ, thiên tai trước mùa mưa hằng năm; tăng cường hơn nữa bảo tồn tiếng dân tộc địa phương qua việc nhân rộng dạy và tổ chức cuộc thi tiếng Tày, Nùng cho các học sinh.

Dự báo thời gian tới, khi lượng khách du lịch tăng lên, tỉnh sẽ đối mặt với nhiều thách thức, ông Guy Martini khuyến nghị Cao Bằng cần học hỏi kinh nghiệm các tỉnh có Công viên địa chất toàn cầu như Hà Giang, Đắk Nông, Lạng Sơn để xây dựng chương trình hành động mới, phù hợp hơn từ đó khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng.

Ông Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng cho biết tỉnh sẽ kiện toàn, tái cấu trúc lại Ban Quản lý Công viên địa chất mới, xây dựng, vận hành mới Công viên địa chất tại xã mới sau sáp nhập phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Tỉnh sẽ xây dựng chương trình hành động Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng giai đoạn 2026-2030 phù hợp với thực tiễn đổi mới kinh tế-xã hội, chính trị của tỉnh.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tốt công tác bảo vệ các giá trị di sản địa chất, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học; đầu tư tôn tạo cơ sở vật chất, bảo tồn, giới thiệu giá trị di sản các tuyến Công viên địa chất; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, tạo sinh kế, phát triển du lịch bền vững cho người dân.

Tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ Công viên địa chất cho người dân địa phương. Tỉnh tuyên truyền về Công viên địa chất cho học sinh, xây dựng Câu lạc bộ “Cùng em khám phá Công viên địa chất”; tổ chức dạy tiếng Tày Nùng, bảo tồn ngôn ngữ bản địa cho người dân; quản lý chặt chẽ các hành vi xâm hại, khai thác tài nguyên khoáng sản trong vùng Công viên địa chất.

Đến nay, 5 tuyến trải nghiệm Công viên địa chất Non nước Cao Bằng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du lịch địa phương, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách.

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.

Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000km2, trải dài trên 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An.

Nơi này có 130 điểm di sản địa chất độc đáo mang giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng là miền đất mà du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây.

Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu Du lịch Sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao… và đặc biệt là Thác Bản Giốc, từng được bình chọn là một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.

Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
(Ngày Nay) - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
(Ngày Nay) - Thời tiết mùa hè nắng nóng, dễ bị đột quỵ, người dân cần có kiến thức để phòng tránh và được cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.