Góc nhìn của người Azerbaijan về xung đột tại Nagorno-Karabakh

(Ngày Nay) - Tại Azerbaijan, khi những người lính đang tham gia xung đột với Armenia tại Nagorno-Karabakh, những vùng lãnh thổ được giải phóng đều đang tổ chức ăn mừng và hàng chục nghìn người tị nạn đang lên kế hoạch hồi hương.
Lễ tang của Eldar Aliyev tại quê nhà Baku. Ảnh: NY Times
Lễ tang của Eldar Aliyev tại quê nhà Baku. Ảnh: NY Times

Khi hoàng hôn buông xuống, tiếng than khóc vang lên trong một khu phố của dân lao động ở thủ đô Baku. Những người phụ nữ phủ phục kín khoảnh sân của một ngôi nhà nhỏ, những đôi mắt đỏ ngầu hướng về chiếc quan tài phủ quốc kỳ Azerbaijan. Trong khi những người đàn ông tụ tập thành từng nhóm đứng kín con hẻm nhỏ bên ngoài.

Người dân tại khu phố Ahmedli đang để tang người con đầu tiên của họ qua đời kể từ khi xung đột tại Nagorno-Karabakh kể từ ngày 27/9. Eldar Aliyev (26 tuổi), từng làm việc tại một trong những công ty tài chính lớn nhất của Azerbaijan, đã tình nguyện nhập ngũ vào 2 tuần trước và mới trở về nhà trong chiếc quan tài. 

Chính phủ Azerbaijan hiện chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng không khí tang thương đang lan tỏa khắp các ngõ ngách tại Baku.

“Nếu quốc gia kêu gọi, nó sẽ phải lên đường”, cha của Aliyev, ông Suleyman nói khi đang dựa người vào tường. "Tổ quốc muôn năm".

Góc nhìn của người Azerbaijan về xung đột tại Nagorno-Karabakh ảnh 1

“Tôi tin rằng chúng tôi sẽ giành lại đất đai của mình,” Ceyhun Seymur Khudiyev - một người có quê tại vùng Nagorno-Karabakh cho biết. "Công lý đang được thực thi".

Azerbaijan hiện đang trong thời chiến với nước láng giềng Armenia. Cuộc xung đột vào đầu những năm 1990 đã chia cắt vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh khỏi Azerbaijan, khiến khoảng 26.000 người chết và 800.000 người rơi vào cảnh mất nhà cửa.

Đối với người Azerbaijan, vấn đề Nagorno-Karabakh là một vết thương dai dẳng suốt 26 năm qua. Khi các cuộc đụng độ nổ ra cách đây 3 tuần, đất nước này đã lao vào một cuộc chiến toàn lực để giành lại những vùng đất đã mất.

Xung quanh thủ đô Baku, không khó để nhận ra những dấu hiệu của cơn sốt chiến tranh. Quốc kỳ được treo trên mọi tòa nhà, trong khi màn hình khổng lồ dọc theo các con phố chính ở trung tâm thành phố phát các đoạn video về tình hình chiến sự. Cứ vài ngày một lần, Tổng thống Ilham Aliyev, phát biểu trước nhân dân và công bố tên của những ngôi làng và thị trấn mới được giải phóng.

Anar Mamedov (36 tuổi), anh họ của Aliyev, cho biết "quân đội Azerbaijan đã thể hiện sức mạnh của mình."

“Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi chúng tôi giải phóng mảnh đất cuối cùng của mình, rồi mọi người cuối cùng sẽ hiểu Azerbaijan,” ông Mamedov, một cựu chiến binh bị mất một cánh tay nói. “Tất cả chúng tôi đều chờ đợi điều này. Chúng tôi đang đợi Tổng thống Ilham Aliyev ra lệnh.”

Dù không khỏi tiếc thương cho những người đã ngã xuống, dư luận Azerbaijan phần lớn vẫn ủng hộ cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn, người Azerbaijan bày tỏ sự thất vọng của họ rằng các nỗ lực hòa bình do Pháp, Nga và Mỹ dẫn đầu chưa bao giờ mang lại một giải pháp, mặc dù các nghị quyết của Liên Hợp Quốc từng nhiều lần nghiêng về phía có lợi cho Azerbaijan.

"Đây không phải là cuộc chiến của riêng Tổng thống Aliyev", Zaur Shiriyev, nhà phân tích khu vực Nam Caucasus của tổ chức  International Crisis Group, nhận định. "Đó là cuộc chiến của toàn dân."

Chuyên gia Zaur Shiriyev nói rằng nhiều người Armenia và phương Tây chưa bao giờ hiểu hết tầm quan trọng của những thiệt hại về cả sinh mạng và lãnh thổ đối với người Azerbaijan.

Khát vọng hồi hương

Trong một ngôi trường xây dở ở ngoại ô phía bắc Baku, hơn 1.000 người tị nạn vẫn sống trong điều kiện chật chội, mất vệ sinh, nơi đây đã là mái nhà của họ sau cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh cách đây 26 năm.

Căn hộ của từng gia đình được ngăn bằng những bức tường ván ép mỏng manh. Trong khi người tị nạn vẫn phải nấu nướng, giặt giũ dọc theo một hành lang hẹp dưới lòng đất.

Ulriya Suleymanova (34 tuổi), sống với một gia đình gồm 8 người trong một dãy phòng ẩm thấp cho biết: “Mọi người đều mất hy vọng về các cuộc thảo luận hòa bình. Tổng thống của chúng tôi đã đề nghị hòa bình trong nhiều năm, nhưng không có gì thay đổi."

Hiện Suleymanova đang có lý do để ăn mừng. Cả gia đình cô đều đến từ Jabrail, một huyện gần biên giới Iran. Chứng kiến hình ảnh những người lính Azerbaijan giương cao quốc kỳ tại một cây cầu gần làng của Suleymanova, cả gia đình cô đã reo hò vui sướng.

Góc nhìn của người Azerbaijan về xung đột tại Nagorno-Karabakh ảnh 2

Yasemen Abasova (12 tuổi), nấu bữa trưa cho gia đình dưới tầng hầm của trại tị nạn ở Baku. Ảnh: NY Times

“Từ năm 1993, chúng tôi được gọi là người tị nạn, nhưng bây giờ quê hương của chúng tôi đã được giải phóng, chúng tôi không còn là người tị nạn nữa,” cô nói. “Chúng tôi có bằng chứng. Chúng tôi đã nhìn thấy cây cầu và những lá cờ ở Jabrail. Tất nhiên chúng tôi rất vui khi thấy những điều này. Khi rời khỏi đó tôi chỉ mới 7 tuổi".

Hiện tại, Suleymanova đang làm công việc dọn dẹp nhà cửa còn chồng cô bán camera an ninh. Nhưng đại dịch COVID-19 đang khiến sinh kế của họ bị đảo lộn và Suleymanova hiện đang mơ về việc được quay trở lại quê hương để bắt đầu một cuộc sống mới.

“Ông tôi có đất đai ở quê, chúng tôi còn có cả một trang trại rau quả,”Suleymanova nói. "Cuộc sống khi đó khác hẳn so với bây giờ".

Góc nhìn của người Azerbaijan về xung đột tại Nagorno-Karabakh ảnh 3

Một trường học bị bỏ hoang tại Baku hiện là trại tị nạn cho hơn 1.000 người có quê nhà tại Nagorno-Karabakh. Ảnh: NY Times

Nhiều người tị nạn Azerbaijan đến từ các làng và thị trấn nông nghiệp ở 7 quận, huyện, bao gồm cả Jabrail, xung quanh Nagorno-Karabakh, nơi người Armenia chiếm đa số và luôn là tâm điểm của tranh chấp giữa hai nước.

Nagorno-Karabakh hiện hoàn toàn bị bỏ hoang và phần lớn chỉ còn các công trình quân sự. Việc quân đội Armenia rút quân khỏi khu vực đang chiếm đóng và đưa người Azerbaijan tị nạn trở lại từ lâu đã được coi là những bước đầu tiên trong bất kỳ cuộc dàn xếp thương lượng nào giữa hai bên.

Quân đội Azerbaijan đã tìm cách đẩy lùi người Armenia bằng vũ lực, tập trung vào 3 trong số các quận, huyện cực nam là Fizuli, Jabrail và Zengilan, giáp biên giới với Iran. Hôm thứ Ba, Tổng thống Aliyev, thông báo rằng quân đội đã giải phóng Zengilan mặc dù một phát ngôn viên của chính phủ Armenia nói rằng giao tranh ác liệt vẫn đang tiếp diễn.

Việc nhiều khu vực được quân đội Azerbaijan giành lại đã khiến những người tị nạn phấn khích nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy đau xót.

Bà Ulker Allahverdiyev, người đã mất chồng và con trai trong chiến tranh cho biết: “Tôi không khóc mà cũng chẳng cười được."

Là một góa phụ có 5 đứa con, bà Allahverdiyev làm công việc quét dọn trong một trường học, nhưng đã mất thêm 2 người con gái trong những năm tị nạn. “Tôi đã làm việc cả ngày lẫn đêm. Tôi luôn sợ hãi chính cái bóng của mình".

Vừa nói bà Allahverdiyev vừa nhìn một bé gái nằm ngủ vùi trên ghế sofa bên cạnh mình. “Người thân của con bé đều ra chiến trường hết. Hiện tại tôi đang chăm sóc nó".

“Cuộc chiến hiện tại càng làm cho tình hình thêm rối ren hơn. Những đứa con của tôi đã trở thành liệt sĩ. Tôi coi những thanh niên ra trận như con của mình", người phụ nữ 78 tuổi nói. “Tất nhiên, tôi muốn thấy hòa bình. Tôi không muốn mọi người chết. Nhưng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi".

Eldar Hamzali (26 tuổi), có gia đình đến từ Fizuli, cho biết ngay cả những người tị nạn dù đã có cuộc sống khấm khá hơn trước đây cũng đang bắt đầu lên kế hoạch trở về quê một khi cuộc xung đột chấm dứt.

Mặc dù chính phủ Azerbaijan cho biết họ đã kiểm soát tình hình ở Fizuli, nhưng ngôi làng nơi gia đình Hamzali từng sinh sống dường như vẫn chưa yên tiếng súng. Tuy nhiên, anh cho biết các thành viên trong gia đình đã bàn về việc chia đất đai một khi trở lại. Hamzali thậm chí đã được yêu cầu tính toán chi phí vận chuyển hài cốt của những người thân đã chết tại Baku để cải táng tại quê nhà, vừa nói Hamzali vừa lướt màn hình điện thoại để xem phần đất của nhà mình trên bản đồ Google.

“Chúng tôi chưa bao giờ coi nơi này là nhà”, Hamzali nói về Baku. "Ở đây tôi là khách, còn ở đó là làng quê của tôi. Tôi nghĩ mình sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều khi trở lại".

Theo New York Times
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.