Hà Nội: CPI bình quân 8 tháng tăng 5,24%

(Ngày Nay) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 trên địa bàn Hà Nội tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm nay tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Diễn biến giá tiêu dùng - Đồ họa của Cục Thống kê Hà Nội.
Diễn biến giá tiêu dùng - Đồ họa của Cục Thống kê Hà Nội.

Trong tháng này, có 8/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,5% (tác động làm tăng CPI chung 0,1%) do đầu năm học mới, nhu cầu thuê nhà của sinh viên các trường đại học nhiều hơn nên giá tiền thuê nhà tăng 0,52%, đồng thời một số vật liệu xây dựng chính dùng để bảo dưỡng nhà ở tăng 1,21%.

Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,43% (tác động làm tăng CPI chung 0,13%) do giá thực phẩm tăng 0,62%; giá lương thực tăng 0,18%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04%. Nhóm giáo dục tăng 0,23% (tác động làm tăng CPI chung 0,02%). Các nhóm còn lại CPI tăng nhẹ: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; văn hóa, giải trí, du lịch và một số hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,05%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03%.

Bên cạnh đó, có 2/11 nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước. Cụ thể, nhóm giao thông giảm 1,96% (tác động làm giảm CPI chung 0,19%) do bình quân trong tháng giá xăng giảm 5,61% so với tháng trước; giá dầu diezen giảm 6,95%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm nhẹ 0,04%.

Riêng bưu chính viễn thông giữ ở mức tương đương tháng trước.

So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 8 tăng 1,54% và chỉ số giá USD giảm 0,53%.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.