Hà Nội: giám sát trực tiếp về nguồn nhân lực chất lượng cao

(Ngày Nay) - Hà Nội là một trong 10 địa phương Đoàn giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát trực tiếp.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn

Sáng 20-8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, dự thảo kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát gồm 6 phần, xác định rõ mục đích, yêu cầu; nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát; phương thức hoạt động của Đoàn giám sát; phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn giám sát; tiến độ triển khai thực hiện và việc tổ chức thực hiện. Đoàn giám sát đề xuất phạm vi nội dung giám sát tập trung hai nhóm vấn đề cơ bản: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao; sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nội dung giám sát tập trung vào 4 nội dung chính: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Đối tượng giám sát bao gồm Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành liên quan; UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Đoàn giám sát sẽ tổ chức các đoàn công tác để tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 địa phương gồm: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đắk Lắk, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh.

Phạm vi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết ngày 31-12-2024 trên phạm vi cả nước (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đến nay).

Dự kiến, tại phiên họp tháng 8-2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát sẽ báo cáo kết quả giám sát và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đoàn giám sát phải nghiên cứu kỹ phạm vi giám sát, nhất là các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành, đã thực hiện; nội dung nào đang thực hiện, nội dung nào chưa thực hiện; xác định những vấn đề dư luận xã hội nhân dân quan tâm trong chuyên đề giám sát... Từ đó có được “bức tranh” tương đối toàn diện về thực trạng nguồn nhân lực của đất nước hiện nay, đánh giá rõ quy mô chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực trong mối tương quan của đất nước hiện nay trong khu vực và thế giới. “Mỗi thành viên đoàn giám sát phải có trách nhiệm, có sản phẩm tham gia góp ý, đề xuất, nhất là quan điểm đối với kết luận giám sát. Cơ cấu nhân sự tham gia đoàn giám sát phải thực sự làm tròn nhiệm vụ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tiếp tục rà soát, xác định rõ hơn trọng tâm của 4 nội dung giám sát; xác định trọng tâm đối tượng giám sát, khảo sát. Về phương thức giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các đoàn giám sát, đoàn công tác cần nâng cao chất lượng hoạt động. “Cần hình thành quy định mời hoặc thuê chuyên gia và chuyên gia phải chịu trách nhiệm trước những đề xuất, kiến nghị với Đoàn giám sát”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói.

Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề xuất, đề cương giám sát cần được xây dựng trên cơ sở tính chất đặc thù vùng miền, địa phương. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần bổ sung đối tượng giám sát là Ủy ban Dân tộc liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực, thu hút tăng cường đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.