Hà Nội: Hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 5/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Quyết định số 1571/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 9/12 tới, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 theo Quyết định 1224/QĐ-TTg.

Sau nhiều năm nỗ lực, hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đã đạt các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Mỹ Đức và Ứng Hòa là hai huyện nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, với nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn tới tốc độ phát triển của hai địa phương chưa tương xứng tiềm năng, là những huyện có tốc độ phát triển chậm của Thủ đô. Sự nỗ lực rất lớn trong thời gian gần đây đã giúp hai huyện đạt được các tiêu chí công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Huyện Mỹ Đức nằm cuối cùng phía Nam Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 52 km theo Quốc lộ 21B, có sông Đáy và Mỹ Hà chảy qua. Đây là huyện thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều núi đá vôi, hang động, có khu thắng cảnh nổi tiếng cả nước Chùa Hương với hệ thống suối Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích, chùa Long Vân, động Hinh Bồng... ; khu du lịch hồ Quan Sơn và nhiều hang động đẹp, đền, chùa mang tính chất lịch sử được nhân dân tôn tạo như chùa Hàm Rồng, chùa Cao; khu di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng Đế ở xã Hợp Thanh là nơi Đinh Bộ Lĩnh từng về tuyển quân lính để đánh dẹp loạn 12 sứ quân.

Ứng Hòa là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp. Thời gian gần đây, huyện tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển một số nghề mới. Về nông nghiệp, Ứng Hòa tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phương; đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản. Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện đã quy hoạch 12 điểm, với 635ha trồng rau an toàn tập trung tại các xã ven sông Đáy.

Đặc biệt, ở Ứng Hòa có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời, nổi bật là hệ thống các di tích thời Đinh thờ Đinh Bộ Lĩnh và các vị tướng có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân. Tiêu biểu là đình Trạch Xá và đền Tổ nghề may ở xã Hòa Lâm thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen, người có công phát triển truyền dạy nghề may trong cung đình Hoa Lư nên được hậu thế tôn vinh là Bà tổ nghề may. Đền Bách Linh ở xã Hòa Nam thờ Đinh Tiên Hoàng Đế cùng bài vị 99 vị thần của hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa…

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.