Hà Nội thí điểm cho buýt thường đi vào làn buýt nhanh trong 6 tháng

(Ngày Nay) - Theo đơn vị quản lý buýt nhanh, hiện mỗi lượt của loại hình này khoảng 5 – 10 phút, thí điểm cho buýt thường đi chung làn sẽ giúp tận dụng tối đa thời gian xen kẽ của các lượt BRT.
    Cảnh vắng khách đã quen thuộc với xe buýt nhanh, nhất là giờ thấp điểm.
    Cảnh vắng khách đã quen thuộc với xe buýt nhanh, nhất là giờ thấp điểm.

    Trao đổi với báo chí ngày 8/5, Giám đốc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc) Nguyễn Hoàng Hải cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc xây dựng phương án thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn dành riêng cho buýt nhanh - BRT, đơn vị đang tổ chức khảo sát, lên phương án để trình cấp trên xem xét.

    "Nếu được lãnh đạo chấp thuận, việc thí điểm có thể bắt đầu thực hiện từ tháng 6 và kéo dài 6 tháng", ông nói và nêu rõ, tất cả xe buýt thường chạy trên tuyến đường của BRT đều là các tuyến buýt gom khách cho BRT và không tuyến buýt thường nào chạy trùng với buýt nhanh.

    "Tần suất mỗi lượt BRT khoảng 5 – 10 phút, nên việc thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn riêng sẽ giúp tận dụng tối đa khoảng thời gian xen kẽ của các lượt xe BRT. Hơn thế, cho xe buýt thường đi vào làn BRT sẽ giảm được áp lực giao thông ở phần đường dành cho các phương tiện khác", ông Hải nói.

    Hiện Tramoc đang tiến hành các khảo sát kỹ thuật để đưa ra phương án phù hợp, vì điểm dừng đỗ của buýt thường khác với buýt nhanh. Cụ thể, điểm dừng đỗ của BRT nằm giữa dải phân cách, trong khi buýt thường nằm sát vỉa hè.

    "Chúng tôi phải tổ chức điểm ra vào làn đường ưu tiên cho buýt thường, có thể xê dịch một số điểm đón, trả khách của buýt thường sao cho phù hợp với điểm đón của BRT", lãnh đạo Tramoc cho hay và khẳng định mọi giải pháp đều hướng tới phục vụ BRT tốt hơn.

    "Việc cho buýt thường đi vào làn ưu tiên là thí điểm, không phải giải pháp cứng. Mà thí điểm thì có thể thành công hoặc không, nên phải vừa làm vừa điều chỉnh", ông Hải khẳng định.

    Hà Nội thí điểm cho buýt thường đi vào làn buýt nhanh trong 6 tháng ảnh 1Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải. 

    Hiệu quả của BRT "chưa thể tính được bằng tiền"

    Trước phản ánh xe buýt nhanh vắng khách dù được ưu tiên làn đường riêng, ông Hải cho rằng, lượng khách trung bình của tuyến BRT đạt trên 40% mỗi lượt và khoảng 13.000 khách/ngày là "tín hiệu tích cực". 

    Theo ông, tuyến BRT bước đầu đã mang lại hiệu quả, nhiều hành khách đánh giá tích cực, thiện cảm hơn với phương tiện công cộng; ý thức người tham gia giao thông được cải thiện... Nhóm đối tượng có nhu cầu đi lại thường xuyên (vé tháng) có chiều hướng tăng.

    "Trước đây tuyến xe buýt thường số 22 chạy theo lộ trình của BRT trong một năm chỉ có 3.000 khách mỗi ngày. Nhưng giờ buýt nhanh trung bình 13.000 khách/ngày, đây là con số khá thuyết phục", ông Hải nói và cho rằng không nên mang tổng mức đầu tư cho dự án BRT (hơn 1.000 tỷ đồng - P.V) để so sánh với lượng khách trung bình, "như vậy hơi phiến diện vì hiệu quả của buýt nhanh chưa thể tính ngay được bằng tiền".

    Tuy nhiên, lãnh đạo Tramoc thừa nhận vẫn còn một số tồn tại như tình trạng phương tiện lấn làn BRT; việc tiếp cận nhà chờ ở một số điểm chưa thuận tiện, đặc biệt với người khuyết tật; điểm trông giữ xe cho khách đi BRT chưa được bố trí khoa học...

    Buýt thường và BRT chỉ chung làn vào giờ thấp điểm

    TS. Phan Lê Bình, chuyên gia Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA), giảng viên Chương trình kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật, cho rằng tổng mức đầu tư cao cho hệ thống BRT và hiệu quả giải quyết giao thông công cộng là "hai chuyện khác nhau". Theo ông, việc đánh giá hiệu quả của tuyến BRT phải sau ít nhất 2-3 năm triển khai. Hiện tuyến này mới hoạt động được 4-5 tháng nên việc đánh giá sẽ thiếu chính xác. 

    "Với trung bình 42 hành khách/chuyến, đây là con số cao, cho thấy giờ thấp điểm xe BRT chỉ có 5-7 người, còn giờ cao điểm có thể lên tới gần 90 khách", ông Bình nói.

    Đề cập việc thí điểm xe buýt thường đi vào làn buýt nhanh, ông Bình cho rằng, do cửa lên xuống của hai phương tiện khác nhau nên xe buýt thường sẽ phải "đánh võng" khi vào điểm dừng đỗ trên đường, theo đó việc cho hai phương tiện chung làn chỉ có thể thực hiện vào giờ thấp điểm. 

    "Để BRT hiệu quả hơn, Sở giao thông cần cho tăng tần suất trong giờ cao điểm để giảm thời gian chờ đợi của hành khách, tăng kết nối với các tuyến buýt khác và thêm điểm trông giữ xe cá nhân để hành khách dễ dàng di chuyển bằng buýt nhanh", TS Bình nhận xét.  

    Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch hiệp hội vận tải Ôtô Việt Nam, lại cho rằng "đã gọi là ưu tiên cho hoạt động của xe buýt nhanh thì chính quyền không nên để buýt thường chạy làn BRT".

    "Nếu chạy thường xuyên, xe buýt thường có thể gây ùn tắc, tai nạn giao thông. Chỉ khi nào đường ùn tắc, cảnh sát có thể linh động cho xe buýt thường chạy vào làn BRT trong một thời điểm nhất định", ông Thanh nói. 

    Theo Vnexpress
    Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
    Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
    (Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
    Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
    Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
    (Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
    Ảnh minh họa
    Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
    (Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
    Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
    Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
    (Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
    Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
    Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
    (Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.