Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông hầu toà

Hôm nay, hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị xét xử cùng 12 đồng phạm trong vụ án MobiFone mua AVG.
Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tại sân tòa án lúc 7h10. Ảnh: Giang Huy
Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son tại sân tòa án lúc 7h10. Ảnh: Giang Huy

Quanh khu vực TAND Hà Nội, nhà chức trách không bố trí hàng rào an ninh từ xa, không đoàn xe cảnh sát cơ động hay đông đảo lực lượng bảo vệ như nhiều phiên xét xử khác. Một số nhân viên an ninh và cảnh sát tư pháp làm nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp trước phòng xét xử và lối dẫn lên cầu thang.

7h5, cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là hai bị cáo đầu tiên rời đoàn xe 4 chiếc đỗ ở sân tòa. Xe chở cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà, cựu tổng giám đốc Cao Duy Hải cùng một số bị cáo đi vào tầng hầm. Các bị cáo này bị dẫn giải vào phòng xét xử bằng lối cầu thang bộ.

Trong phòng xử, khu vực ba bàn làm việc dành cho luật sư được trang bị laptop đồng bộ. Cựu chủ tịch MobFone Lê Nam Trà ngồi hàng đầu tiên, đôi khi quay lại trao đổi với cựu cấp dưới.

Phiên toà dự kiến kéo dài tới hết ngày 31/12, làm việc cả thứ bảy, chủ nhật. Ngoài hai thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu, Trương Việt Toàn tham gia HĐXX, toà còn bố trí 6 thẩm phán dự khuyết.

Ba người đại diện VKSND Tối cao tham gia tố tụng gồm ông Đặng Như Vĩnh, Phan Hải Đăng và bà Trần Thị Thanh Huyền. Hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 14 bị can. Trong số này, ông Nguyễn Bắc Son mời 3 luật sư, ông Trương Minh Tuấn có 5 luật sư, cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ thuê 3 luật sư.

Theo cáo trạng, năm 2015, khi Tổng công ty Viễn thông MobiFone muốn đầu tư vào lĩnh vực truyền hình, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son gợi ý mua lại Công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG).

"Với sự quyết liệt, tích cực" của ông Nguyễn Bắc Son và các bị can, ông Phạm Nhật Vũ đã bán được 95% cổ phần của AVG cho MobiFone với giá 8.900 tỷ đồng, cao hơn 6.500 tỷ đồng so với giá trị thật. Việc này mang lại lợi ích cho ông Vũ và các cổ đông AVG song gây thiệt hại gần 6.600 tỷ đồng cho nhà nước (tính cả tiền của các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn để thanh toán cho AVG).

Ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn cùng cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà, cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải sau đó đã nhận "lót tay" khoảng 136 tỷ đồng từ Phạm Nhật Vũ. Theo vị trí và sức ảnh hưởng, ông Son nhận 3 triệu USD (hơn 66 tỷ đồng), ông Lê Nam Trà được đưa 2,5 triệu USD (hơn 55 tỷ đồng), ông Cao Duy Hải nhận 500.000 USD (hơn 11 tỷ đồng) và ông Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD (hơn 4 tỷ đồng).

Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông hầu toà ảnh 1

Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị dẫn giải vào phòng xét xử. Ảnh: Phạm Dự

Nhiều bộ, ngành bị xác định liên quan vụ án như: Bộ Tài chính, Công an, Kế hoạch Đầu tư... Theo cáo trạng, trước khi phê duyệt dự án MobiFone mua cổ phần của AVG, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến của các bộ chuyên ngành. Từ đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản trả lời ngày 14/12/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24/11/2015, Bộ Tài chính ngày 18/12/2015, Bộ Công an ngày 21/12/2015. Bộ Thông tin và Truyền thông đã căn cứ các văn bản này để ban hành quyết định 236/QĐ-BTTTT ngày 21/12/2015 phê duyệt dự án.

"Tài liệu điều tra xác định các cá nhân là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính đã chưa làm đúng, đầy đủ trách nhiệm; ban hành các văn bản trả lời Bộ Thông tin và Truyền thông không đúng quy định, dẫn đến việc ban hành quyết định 236 trái pháp luật gây ra các thiệt hại về vật chất và tổn hại đến uy tín của cơ quan quản lý nhà nước", cáo trạng nêu.

Hai cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông hầu toà ảnh 2

Cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà. Ảnh: Giang Huy

Ông Trương Minh Tuấn khai biết dự án có tổng mức đầu tư 8.900 tỷ đồng thuộc thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ mới chỉ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng chấp thuận chủ trương. Nhưng theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn vẫn phải ký quyết định 236 vì phụ trách lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Hơn nữa, ông Trương Minh Tuấn tích cực thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son còn vì được "hứa hẹn tạo điều kiện để làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông".

Con gái của cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son là Nguyễn Thị Thu Huyền bị VKSND Tối cao khẳng định "tiếp tục được điều tra làm rõ kết quả xét hỏi tại phiên toà". Bởi trong quá trình điều tra ông Nguyễn Bắc Son khai tiền nhận hối 3 triệu USD đã đưa cho con gái tại nhà riêng, dặn "không được gửi tiết kiệm còn việc đầu tư vào đâu là tùy". Tuy nhiên, trước cơ quan điều tra, bà Huyền không thừa nhận được bố giao 3 triệu USD.

Cựu bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (66 tuổi), Trương Minh Tuấn (59 tuổi), cựu tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải (58 tuổi), cựu chủ tịch HĐTV MobiFone Lê Nam Trà (58 tuổi) bị truy tố về hai tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ (điều 220, 354 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ông Phạm Nhật Vũ (46 tuổi) bị truy tố về tội Đưa hối lộ (điều 364), đối mặt hình phạt 12-20 năm tù.

9 người còn lại bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (điều 220), khung hình phạt 10-20 năm tù, gồm: Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông, 49 tuổi), Phạm Thị Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc MobiFone, 44 tuổi), Hồ Tuấn (cựu phó tổng giám đốc MobiFone, 54 tuổi), Nguyễn Đăng Nguyên (cựu phó tổng giám đốc MobiFone phụ trách, 43 tuổi), Nguyễn Bảo Long (phó tổng giám đốc MobiFone, 47 tuổi), Nguyễn Mạnh Hùng (cựu phó tổng giám đốc MobiFone, 50 tuổi) cùng Phan Thị Hoa Mai (Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone, 53 tuổi), Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, 43 tuổi), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX, 36 tuổi).

Theo Vnexpress
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?