Hàng trăm trẻ nằm viện vì sốt xuất huyết vào mùa

(Ngày Nay) - Mỗi tuần có khoảng 70 bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện Nhi đồng 1, trong đó 10% là ca nặng.
 
 
Trẻ điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Trẻ điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, trong 116 ca đang nội trú có 9 bệnh nhi sốc sốt xuất huyết với các biểu hiện như mạch nhanh, khó bắt, tụt huyết áp... Từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10-15% so với tháng trước, 60% bệnh nhi từ các tỉnh. Trung bình mỗi tuần có khoảng 70 bệnh nhân nhập viện, trong đó 10% là các ca nặng.

Theo bác sĩ Tuấn, sốc sốt xuất huyết xảy ra do tình trạng thất thoát huyết tương, thường xuất hiện khi bệnh nhi bắt đầu hạ sốt nhưng tình trạng bệnh không đỡ với các triệu chứng như đau bụng nhiều, nôn ói, không chịu ăn uống, quấy khóc, bứt rứt khó chịu… May mắn là hầu hết ca sốc này đều được phát hiện và điều trị kịp thời.

"Trong sốc sốt xuất huyết còn có tình trạng sốc nặng, mạch và huyết áp bằng 0, chảy máu, dễ gây suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải...", bác sĩ Tuấn phân tích. Một số trẻ thừa cân, trẻ có bệnh nền thì tình trạng sốc diễn tiến nguy hiểm hơn, có thể sốc nặng, kéo dài hoặc tái sốc.

Từ đầu năm bệnh viện đã có 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, được chuyển đến từ các tỉnh và diễn tiến bệnh quá nặng. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh lưu ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch, hạ sốt bằng paracetamol.

"Giai đoạn đầu khi trẻ chưa bị thất thoát huyết tương thì không nên tự ý truyền dịch. Điều này có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp rất nguy hiểm", bác sĩ Tuấn nói. Việc truyền dịch cần thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang tăng cao cả nước, ngành y tế khuyến cáo người dân ngủ màn vào ban ngày để phòng bệnh. Người bệnh sốt xuất huyết cũng ngủ màn để tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp nên một người có thể mắc bệnh 2-3 lần.

Trường hợp nhẹ, người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng... Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo Vnexpress
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.