Người có bàn chân bằng phẳng rất dễ bị bệnh xương khớp

(Ngày Nay) - Nếu bàn chân của bạn bằng phẳng, không hình thành vòm cong khi đứng trên mặt sàn thì nguy cơ bị bệnh xương khớp rất cao.
Lòng bàn chân của người bị bàn chân bẹt tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Lòng bàn chân của người bị bàn chân bẹt tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Theo bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc trung tâm Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, tình trạng bàn chân bằng phẳng trong y khoa gọi là bàn chân bẹt, tức là má trong của lòng bàn chân không có vòm cong tự nhiên, ở tư thế đứng, nó tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàn. "Bàn chân bẹt làm lệch trọng tâm của toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ trục xương khớp. Nếu không được điều chỉnh, theo thời gian sẽ dẫn đến các vấn đề ở mắt cá chân, đầu gối, hông và xương khớp", bác sĩ cảnh báo.

Theo bác sĩ Paul, tình trạng bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, do các mô giữ và liên kết khớp bên trong bàn chân (còn gọi là gân) chưa cứng cáp. Thông thường khi trẻ được 2-3 tuổi, các mô này bắt đầu cứng lên và tạo thành vòm cho bàn chân.

Đa số mọi người sẽ có vòm bàn chân bình thường khi họ trưởng thành. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bàn chân không thể tự hình thành vòm cong tự nhiên. Ngoài ra, vấn để tuổi tác, chấn thương, cân nặng hoặc bệnh tật có thể ảnh hưởng đến gân, làm ra bàn chân bẹt ở những người vốn đã có vòm cong. Tình trạng chân bẹt có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc cả hai.

Người có bàn chân bằng phẳng rất dễ bị bệnh xương khớp ảnh 1 Bàn chân bẹt nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp.

Ở trẻ em, bàn chân bẹt hiếm khi gây vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ một số trường hợp có thể bị đau chân, bàn chân, mắt cá. Ở người lớn, bàn chân bẹt có thể gây triệu chứng đau, sưng bàn chân và mắt cá, đau nhiều khi hoạt động, chơi thể thao lâu, đi lại khó khăn, mất cân bằng.

Quan sát người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ thấy lòng bàn chân của họ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi đứng. Bạn cũng có thể tự kiểm tra bàn chân của mình không bằng cách làm ướt bàn chân sau đó đứng trên một bề mặt in dấu được. Nếu thấy bề mặt in dấu của cả bàn chân từ ngón đến gót chân, có thể bạn cũng bị bàn chân bẹt.

Để chẩn đoán chính xác bàn chân bẹt, bạn cần đến các trung tâm chuyên khoa về xương khớp để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đứng bằng đầu ngón chân, nếu thấy chân bị bẹt mà vẫn có vòm cong chứng tỏ có độ linh hoạt. Trường hợp này không cần điều trị. Nếu vòm cong không hình thành hoặc bị đau, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT, MRI hoặc X-quang để chẩn đoán chính xác tình trạng xương và gân bàn chân. Từ đó bác sĩ mới tư vấn cách khắc phục phù hợp.

Cha mẹ được bác sĩ khuyên nên chú ý đến dáng đi đứng của trẻ. Nếu thấy các bé từ 3 tuổi trở lên mà đi đứng, chạy nhảy thường áp cạnh trong của bàn chân xuống đất thì nên đưa đi khám. “Phát hiện sớm bàn chân bẹt ở trẻ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị vì lúc này hệ xương và gân còn mềm, dễ điều chỉnh. Các em chỉ cần mang loại đế giày chỉnh hình y khoa được đo theo đúng ni chân để tạo vòm cong và nâng đỡ bàn chân, dần định hình và đưa hệ trục xương khớp về đúng vị trí", bác sĩ Paul nói.

Người có bàn chân bằng phẳng rất dễ bị bệnh xương khớp ảnh 2 Đế giày chỉnh hình y khoa hỗ trợ tạo vòm cong cho người bị bàn chân bẹt

Lưu ý: Đế giày phải được mang thường xuyên vì vậy cha mẹ cần cho con đi đo và thay đổi đế giày phù hợp với sự phát triển của trẻ. Duy trì mang đế giày chỉnh hình cho đến khi cấu trúc bàn chân của các em đạt được hình dáng mong muốn theo lời khuyên của bác sĩ.

Sau 12 tuổi, gân và xương khớp trở nên cứng hơn và khó điều chỉnh hơn nên đế giày chỉnh hình không còn mang lại hiệu quả cao nữa. Đối với người trưởng thành, loại đế này chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau xương khớp, đồng thời hỗ trợ đi lại cân bằng hơn chứ không thể tạo được vòm cong, do vậy phải mang đế suốt đời.

Bác sĩ Paul khuyến cáo trẻ em và người lớn bị bàn chân bẹt nên đi kiểm tra cột sống thường xuyên để đảm bảo tình trạng này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cột sống. Trường hợp bị đau nhức nặng, bạn có thể giảm đau bằng cách tập thể dục, căng giãn cơ, dùng thuốc, vật lý trị liệu, cuối cùng là phẫu thuật.


Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.