Bất kỳ mẩu nhựa nào có đường kính nhỏ hơn 5mm đều được gọi là microplastics. Một sợi mì Ý có đường kính khoảng 2mm, một viên thuốc con nhộng có đường kính khoảng 14mm.
5mm không hề nhỏ nhưng rất ít người chú ý thấy chúng trong đồ ăn. Với kích cỡ đó, nhai phải chúng sẽ khá cộm miệng.
Chúng ta không có nhiều dữ liệu về kích cỡ trung bình của các mẩu microplastics trên toàn thế giới, nhưng phần lớn những mẩu mà chúng ta thấy trong thức ăn và nước uống có kích cỡ đến nanomet - là kích cỡ hiển vi. Một vài mẩu khác có kích cỡ lớn hơn, như các hạt nhựa trong các sữa rửa mặt tẩy da chết. Các nhà nghiên cứu tìm thấy microplastic ở khắp nơi: trong không khí, nước, ao hồ, đất, sông và cả những nơi sâu nhất ở đại dương. Ngoài ra, vi nhựa còn được tìm thấy trong thức ăn và đồ uống như nước máy, nước đóng chai, hải sản, bia và cả trong phân người – theo mẫu phân tích đầu tiên hồi tháng 10 năm ngoái, xác nhận rằng con người đã ăn vi nhựa. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal of Environmental Science and Technology (Mỹ), lấy dữ liệu từ 26 nghiên cứu trước đó, đo hạt vi nhựa trong cá, động vật có vỏ, đường, muối, bia, nước, và cả trong không khí ở những thành phố lớn. Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng hướng dẫn chế độ ăn uống của chính phủ Mỹ để tính toán lượng vi nhựa mà con người ăn trong một năm. Ước tính trung bình một người lớn ăn khoảng 50.000 hạt microplastic mỗi năm và khoảng 40.000 ở trẻ em.
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Communications, nghiên cứu đầu tiên cho thấy gió có thể khiến vi nhựa di chuyển qua những khoảng cách đáng kể. Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu từ độ cao lớn ở Pyrenees cách xa nguồn rác thải nhựa - ngôi làng gần nhất cách đó 6km, thị trấn gần nhất 25km và thành phố gần nhất 120km. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cứ cách một mét vuông, trung bình có 365 hạt nhựa, sợi và sợi tơ xuất hiện mỗi ngày. Allen lo lắng về việc có rất nhiều hạt được tìm thấy. Các hạt vi nhựa phổ biến nhất được tìm thấy là polystyrene và polyethylen, cả hai được sử dụng rộng rãi trong bao bì và túi nhựa sử dụng một lần. Các hạt này được thu thập trong mùa đông và thậm chí nhiều hạt vi nhựa có thể xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khô hơn đồng nghĩa rằng các hạt dễ dàng bị gió thổi bay hơn.
Các nhà khoa học chưa rõ điều gì sẽ xảy ra khi hít phải microplastic. Nghiên cứu mới đây cho thấy hầu hết hạt nhựa hít phải sẽ đi vào cơ thể chứ không bị ho và hắt hơi đẩy ra ngoài. Nghiên cứu cũng ước tính rằng lượng vi nhựa này sẽ tăng thêm hàng chục ngàn hạt mỗi năm. Dù chưa có nghiên cứu cho thấy vi nhựa tác động đến sức khỏe nhưng khi microplastic quá lớn đi vào cơ thể vẫn mang tính rủi ro cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. “Các sợi nhựa đã được tìm thấy trong mô phổi của con người, và theo các nhà nghiên cứu, chúng là tác nhân lớn gây ung thư phổi” - Deonie Allen đến từ Viện nghiên cứu EcoLab nhấn mạnh.