Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa

Thành phố Hà Nội đang nỗ lực cùng cả nước chung tay chống rác thải nhựa để bảo vệ môi trường.
Rác thải nhựa để vương vãi khắp nơi ở làng Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN
Rác thải nhựa để vương vãi khắp nơi ở làng Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Nhựa được biết tới là một trong những nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Không khó để chúng ta nhìn thấy những món đồ được sản xuất từ nhựa như chai lọ nhựa, bát nhựa… Tuy nhiên, với đặc tính bền vững tự nhiên, rác thải nhựa khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vấn đề xử lý rác thải nhựa tạo ra thách thức lớn không chỉ cho riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là vấn đề của toàn xã hội.

Nhức nhối rác thải nhựa

Thực tế hiện nay tại nhiều cửa hàng, quán ăn, chợ "cóc"... đều sử dụng đồ nhựa để bao gói, phục vụ khách hàng. Các sản phẩm làm từ nhựa với sự tiện lợi, nhanh gọn và đặc biệt giá thành rẻ đã thu hút và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa mang lại các tiện ích trong sinh hoạt nhưng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khỏe con người. 

Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa ảnh 1

Phế thải nhựa được tái chế thành hạt nhựa để tái sử dụng. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi phút trên thế giới có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ nhưng chỉ có 27% trong đó được xử lý và tái chế. Báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra Việt Nam đang xếp thứ 17/109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới tính đến thời điểm năm 2018. Tại Hà Nội, trong 4.000 đến 5.000 tấn rác thải hàng ngày thì rác thải từ ni lông chiếm 7- 8%. Đáng nói, rác thải từ ni lông gia tăng từng năm và là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của Thủ đô trong tương lai.


Đến với làng Triều Khúc (Tân Triều –Thanh Trì, Hà Nội) vào một ngày nắng nóng, chúng tôi không khỏi bất ngờ với hình ảnh những ngôi lều “mọc" lên ngay giữa khu nghĩa trang với những đống rác thải khổng lồ, chủ yếu là rác thải nhựa. Từ nhiều năm nay, người dân Triều Khúc thường thu gom rác thải nhựa ở khắp nơi về phân loại và tái chế. Nghề này là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình nơi đây. Các cơ sở thu gom, tái chế nhựa làm việc hàng ngày, đa phần áp dụng phương pháp thủ công. Rác thải nhựa không được phân loại mà vứt chung thành các bao lớn, nằm ngổn ngang. Tất cả chỉ được rửa sạch bằng việc nhúng qua nước, nghiền nhỏ, phơi khô và vận chuyển cho các cơ sở tái chế tiếp theo.

Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa ảnh 2

Rác thải nhựa để vương vãi khắp nơi ở làng Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Điểm tập kết rác của làng Triều Khúc cũng được sắp xếp ở gần khu thu gom, tái chế rác thải nhựa. Tiếp xúc với chị Hương, công nhân vệ sinh môi trường đang nghỉ trưa, chị cho biết: Trước đây, người ta thường sản xuất trong làng nhưng giờ chuyển hết ra rìa làng, ở những khu đất trống. Các cơ sở ở đây chủ yếu là thu gom và nghiền nát các loại nhựa sau đó bán cho chỗ khác, nhà nào có điều kiện sẽ tự tái chế thành các sản phẩm mới. 


Anh Trịnh Văn Thuận, một người dân sống gần khu vực tái chế rác thải nhựa tại làng Triều Khúc chia sẻ: Tôi sống ở đây gần 20 năm rồi, ngày nào cũng hít phải những mùi nhựa độc hại nên cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên bị ho. Ở đây, nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm do ảnh hưởng từ môi trường sống làng nghề, đặc biệt là mắc ung thư do ô nhiễm nguồn nước.

Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa ảnh 3

Rác thải nhựa để vương vãi khắp nơi ở làng Triều Khúc,Tân Triều, Thanh Trì. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Rãnh thoát nước thải trong làng Triều Khúc dù đã được xây bê tông kiên cố những vẫn bốc mùi hôi thối do lượng nước thải từ các hộ sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của các hộ làm nghề. Tất cả đều được xả trực tiếp xuống cống chung mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào.

Xóa bỏ thói quen “bạ đâu xả đó”

Chắc hẳn nhiều người đã từng nhìn thấy cảnh chai nước do ai đó uống xong rồi tiện tay quăng vào gốc cây bên đường, trên ghế đá hay miệng hố ga trước cửa nhà. Hành động “bạ đâu xả đó” khiến môi trường ô nhiễm, trở nên mất mỹ quan và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Những chiếc chai nhựa, hộp nhựa nằm chỏng chơ trên mặt đường, ngõ ngách hoặc vứt tại công cộng, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường Thủ đô.

Ý thức kém, lười biếng và thiếu trách nhiệm với cộng đồng của một số người “tiện tay thì vứt” khiến cho việc thu gom, tập kết và phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác hết sức khó khăn. Những công nhân vệ sinh môi trường luôn phải làm việc hết sức trong thời gian dài để giúp cho môi trường sạch đẹp.  

Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa ảnh 4

Rác thải nhựa để vương vãi khắp nơi ở làng Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Theo đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội, đa số rác thải nhựa vẫn đang lẫn vào rác sinh hoạt của các hộ dân khi thải ra môi trường, dẫn đến khó khăn, tốn chi phí trong khâu xử lý. Trong khi đó, công nghệ hiện nay của Hà Nội trong xử lý rác vẫn chủ yếu là chôn lấp hoặc đốt. Do vậy, để có môi trường sống tốt hơn đòi hỏi nhiều biện pháp nhất định nhằm tiến tới loại bỏ rác thải nhựa ra khỏi cuộc sống. 

Mới đây, một số siêu thị ở Hà Nội đã không sử dụng túi ni lông để gói hàng, thay vào đó là dùng lá chuối. Việc làm này của các siêu thị đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc viết thư khen trong đó có đoạn: "Đây là biện pháp thiết thực để hạn chế việc sử dụng và thải rác ni lông ra môi trường, góp phần tích cực nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm, thói quen sử dụng túi ni lông của các siêu thị và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống, vì lợi ích cộng đồng". Thủ tướng kêu gọi các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn chung tay cùng Chính phủ và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông, rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực, hiệu quả. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố chủ động thực hiện các giải pháp, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm dần việc sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy.

Báo động thực trạng 'nhấn chìm' sự sống từ rác thải nhựa ảnh 5

ác thải nhựa được tái chế thành những đồ vật phục vụ sinh hoạt hàng ngày, liệu có đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN

Chúng tôi rời làng Triều Khúc vào lúc trời tối muộn cũng là thời điểm nhiều xe tải lớn nhỏ tấp nập đến nhận những bao tải lớn chứa đầy túi ni lông chở đi. Tiếng máy nghiền nhựa rào rào tiếp tục cho ra đời mẻ nhựa mới từ những bao nhựa thải ủ lâu ngày, lẫn đủ thứ tạp chất, thực phẩm bẩn, sau khi được nghiền nát và tái chế thành túi ni lông và các vật dụng khác được mang đi tiêu thụ ở khắp nơi, các đồ dùng ấy liệu có đảm bảo vệ sinh - những hình ảnh ấy cứ mãi ám ảnh chúng tôi.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?