Hiểu về di sản UNESCO để có trách nhiệm bảo vệ đúng tầm

[Ngày Nay] - Khi nói về các Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, chúng ta đang chỉ quan tâm đến các tiêu chí đánh giá, hiện trạng di sản, tranh cãi tổ chức nào có nghĩa vụ phải bảo vệ vật thể… mà vô tình “bỏ quên” linh hồn ẩn sâu trong những kiệt tác đó. 
Cửa lùa bằng gỗ tại ngôi nhà truyền thống Việt Nam, Huế, Việt Nam.
Cửa lùa bằng gỗ tại ngôi nhà truyền thống Việt Nam, Huế, Việt Nam.

Bản thân sự sáng tạo (vật chất) trong mỗi di sản đều chứa đựng văn hóa (linh hồn) của một nền văn minh nhân loại, của mỗi dân tộc và bản thân người sáng tạo. Văn hóa như sự sáng tạo, giáo dục… không thể hình dung ra nếu thiếu linh hồn. Nó là mật mã đặc biệt tạo ra bởi con người hoặc tự nhiên, với trí tuệ, tinh thần và thẩm mỹ của con người nước đó.

Khi mỗi người, mỗi cộng đồng và nhà nước đều thấu hiểu tính độc đáo, ý nghĩa cũng như việc không thể tái tạo đối với từng di sản, thì vấn đề bảo vệ và bảo tồn những di sản này sẽ được nhìn nhận đúng tầm và thực hiện khác hoàn toàn. 

Sự giao thoa của con người với linh hồn di sản dường như có sự tương hỗ nhau, như trên Internet, sau những thông tin kết nối là bức tranh về lịch sử, truyền thống, tín ngưỡng, đặc điểm quốc gia và đằng sau sự hiểu biết về bản chất di sản còn là mong muốn cũng như cơ hội để chia sẻ tầm nhìn, sự hiểu biết về tính độc đáo của kiệt tác với những người khác.

Một trong những điều khoản trong Công ước UNESCO nhấn mạnh rằng di sản văn hóa và thiên nhiên là sự giàu có, mà việc bảo vệ, bảo tồn và quảng bá nó được trao cho chính quyền sở tại. Trách nhiệm bảo vệ di sản đặt lên vai mọi công dân và cả cộng đồng quốc tế. Điều này có nghĩa là việc quảng bá các kiến thức, thông tin về di sản có tầm quan trọng như việc bảo vệ và bảo tồn. Việc hiểu chính xác những gì đang được bảo tồn sẽ trở thành lý do chính cho việc bảo tồn nó. Trong thực tế, thật đáng tiếc là nhiều người dân địa phương nơi có di tích thậm chí không biết rằng họ sống bên cạnh các kiệt tác độc đáo. Và vì sự thiếu hiểu biết này, sự quan tâm đến di sản chưa được nhìn nhận đúng tầm. Không có sức mạnh nào có thể khiến người dân yêu thích và thay đổi thái độ, ngoại trừ sự hiểu biết.

Hiểu về di sản UNESCO để có trách nhiệm bảo vệ đúng tầm ảnh 1

Nhà thờ Thăng Thiên, Kolomenskoe, Maxcova, Nga.

Chẳng hạn, chúng ta xem xét thông tin có được từ một trong những bức ảnh mà hàng trăm ngàn khách du lịch đã chụp tại một di sản cụ thể. Trước mắt chúng ta là một cái kệ có chậu cho nữ giới và một cái khác cho nam giới rửa tay trước bữa tối trong ngôi nhà truyền thống người Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy cái kệ có chậu cho phụ nữ rửa tay nhỏ hơn và thấp hơn so với kệ nam giới. Đại đa số người châu Âu, không do dự, sẽ kết luận rằng đó là bất bình đẳng. Vậy là nhầm! Trong trường hợp này, không có sự bất bình đẳng hay vị trí tối cao nào của đàn ông. Lý do đơn giản chỉ là một nửa xinh đẹp của thế giới Việt Nam có dáng người nhỏ nhắn, và để thuận tiện, chậu rửa mặt của nữ giới không quá lớn và được đặt ở độ cao thoải mái. Nhân tiện khi xác nhận suy nghĩ này, người châu Âu sẽ còn ngạc nhiên hơn khi biết rằng phụ nữ Việt Nam khi kết hôn không thay đổi họ của mình như phụ nữ nhiều quốc gia khác.

Mỗi quốc gia có cách xây  nhà và quan niệm khác nhau, người Việt khác hẳn người Nga. Điều này được thể hiện rõ nhất trong một khái niệm “nhà – vườn” của người Việt. Đó không phải là một ngôi nhà được xây dựng trong một công viên, và càng không phải là một khu vườn bố trí trên nóc của một tòa nhà cao tầng. Đó là nguyên tắc tạo ra một ngôi nhà tiện nghi, dựa trên thực tế của khí hậu và phù hợp với thiên nhiên. Ví dụ, tường - cửa gỗ xếp lùa được mở nhiều hay ít thay vì tường xây bao kín để cung cấp sự mát mẻ trong nhà, và vào mùa đông chúng sẽ được đóng lại để bảo vệ ngôi nhà khỏi các luồng gió lạnh. Ngoài ra, do Việt Nam khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, cách xây nhà giúp gió nhẹ luôn luôn lưu thông để ngôi nhà không bị ẩm ướt. Vô số ao nhỏ quanh nhà trong cái khí hậu nóng bức sẽ mang lại sự mát mẻ, nhưng ấm vào mùa đông. Do độ ẩm nhiệt đới, đinh kim loại ít được sử dụng trong việc xây dựng nhà cửa, điều này sẽ làm cho cấu trúc xây dựng tồn tại không vững bền. Cây cối xung quanh nhà ở cũng được trồng một cách có chủ ý, từ phía nam - những cây cau, cây cọ khổng lồ được trồng để che phủ bớt ánh nắng thiêu đốt, còn từ phía bắc – những cây chuối với những chiếc lá to bản sẽ che chở bảo vệ trước gió lạnh.

Khi hiểu được điều này, ta có thể nhìn rõ được mọi công trình từ truyền thống dân tộc. Khi đó, linh hồn và ý nghĩa thực sự của cảnh quan sẽ được phát lộ.

Việc quảng bá di sản còn nhiều hạn chế. Việc liệt kê thông tin vị trí, tên tuổi những người sáng tạo (nếu họ được biết) và thậm chí về các tiêu chí cho phép di sản được đưa vào Danh sách UNESCO chưa đủ để công chúng hiểu được sự độc đáo của di sản. Làm thế nào để nói hoặc viết về các điểm danh lam thắng cảnh, để cả người dân địa phương và khách du lịch từ một quốc gia khác hiểu về di sản đó như tại sao nó được dựng lên ở dạng này, tại sao chỉ có thể làm ở nơi này, có ý nghĩa gì ẩn giấu trong đó và di sản này đóng vai trò gì trong nước và quốc tế...?

Nhà thờ Thăng thiên ở Kolomenskoe thuộc Moscow - trong gần năm thế kỷ, nhiều bài báo và sách khoa học đã được viết về nhà thờ này. Trong tập hợp Di sản Thế giới của Nga, có lời giới thiệu như sau: “Nhà thờ mái tháp chóp nhiều cạnh bằng đá đầu tiên của Nga được dựng lên vào năm 1532 để kỷ niệm sự ra đời người con sẽ thừa kế của Đại công tước Moscow Vasily III Ivan Vasilyevich. ... Thực tế là tại nơi ở ngoại ô của hoàng gia, một trong những người xây dựng Kremlin là Pyotr Fryazin đã đưa vào kiến trúc đá những thứ mà trước đây chỉ được làm từ gỗ...”.. Tuy nhiên, khi phân tích kiến trúc nhà tháp bằng gỗ, các nhà khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận rằng không có sự tiến hóa nào trong quá trình đó để sản sinh ra kiệt tác bằng đá này. Nghiên cứu chuyên sâu niên đại về kiến trúc đá của thế kỷ XV – XVI cũng cho thấy không thể phát hiện dấu hiệu của bất kỳ dòng tiến hóa nào dẫn đến việc tạo ra một loại nhà hình tháp chóp nhiều cạnh như vậy. Đồng thời, nghiên cứu về các di tích kiến trúc bằng gỗ cũng đã xác nhận các giả định của N.I. Brunov (1898-1971, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Kiến trúc Liên Xô) rằng các nhà thờ bằng gỗ đã đến với chúng ta theo trình tự thời gian sau khi nhà thờ bằng đá đầu tiên được xây dựng dưới ảnh hưởng của kiến trúc bằng đá vào giữa thế kỷ XVI. ... Đây là điều rất cần thiết để bác bỏ ý tưởng cơ bản của khoa học lịch sử và kiến trúc của thế kỷ XIX cho rằng sự phát triển của các loại hình kiến trúc là từ đơn giản đến phức tạp và từ xây dựng đến trang trí.

Kết luận tuyệt vời của M.A. Ilyin (1903-1981, Nhà phê bình Nghệ thuật và Kiến trúc Liên Xô) cho rằng việc xây dựng Nhà thờ Thăng thiên ở Kolomenskoe được quyết định bởi một ý tưởng độc đáo không giống ai nghe có vẻ hợp lý hơn. Những người đương thời của nhà thờ lúc đó, trong văn tự tiếng Nga cổ, đã để lại sự ngưỡng mộ của mình như sau: “Nhà thờ này rất tuyệt vời về chiều cao, vẻ đẹp và ý nghĩa, trước đây chưa từng có ở nước Nga”. Hector Berlioz (1803-1869, Viện sĩ Viện Hàn lâm Nghệ thuật Pháp) sau một chuyến đi đến Moscow đã viết: “ Trong cuộc đời không có gì gây ấn tượng với tôi như tượng đài kiến trúc Nga cổ ở làng Kolomenskoe. Tôi đã từng trải, tôi đã từng say đắm và bị ấn tượng với nhiều thứ, nhưng thời gian, thời xa xưa ở Nga, thời đã để lại dấu ấn tượng đài của mình trong ngôi làng này, là một kỳ tích từ phép màu đối với tôi ”.

Sau nửa thiên niên kỷ và sau nhiều lần tái thiết nhà thờ, không dễ để các học giả hiện đại tìm ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi vẫn còn phát sinh. Để kết luận, chúng tôi đưa ra một trích dẫn nữa: “Nhà thờ Thăng Thiên ở Kolomenskoe không chỉ còn đó mà không có người tiền nhiệm. Nó còn trong gần 20 năm không tác động, không gây ra những thay đổi trong sự phát triển của loại hình kiến trúc. Dựa trên sự thật, chúng ta phải nhận ra sự cô đơn không thể nghi ngờ của ngôi đền này trong không gian của toàn bộ nửa đầu thế kỷ XVI. Lần đầu tiên, ở công trình này tìm thấy các nguyên tắc xây dựng hình khối và ứng dụng kết cấu để thực hiện ý tưởng. Các nguyên lý này chỉ được chấp nhận và ứng dụng sau này trong những năm 1550”. Tất cả thông tin cần được quảng bá để mọi người, bất kể đang sống ở góc trời nào của hành tinh này, đều hiểu rằng, trước mắt họ, ngoài vẻ đẹp lạ lùng của nó, ngôi đền còn là một phép lạ, độc đáo, sáng chói nhất được thể hiện bởi bàn tay của con người và không lặp lại.

Một trong những công cụ quan trọng nhất để quảng bá đã, đang và vẫn sẽ là một cuốn sách. Lâu nay, một cuốn sách quảng bá phổ biến về các di tích UNESCO thường là một cuốn sách hướng dẫn có ít hoặc nhiều thông tin nào đó về di sản, kiểu thăm quan thông thường, các chi tiết kiến trúc sử dụng thuật ngữ chuyên nghiệp và thường không có lời giải thích, với một lộ trình đã có sẵn, chỉ dẫn khách sạn, nhà hàng và giá cả trong đó. Nhưng không thể trả lời được vì cái gì khách du lịch phải đến nơi xa xôi đó khám phá di sản, sự độc đáo của di sản là gì?...

Một trong những cách hiệu quả để quảng bá các đối tượng văn hóa và di sản thiên nhiên của các quốc gia trên thế giới là các dự án hợp tác làm sách và viết báo. Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và Liên hiệp các hội, trung tâm và câu lạc bộ UNESCO vùng Ural-Siberia Nga đã triển khai dự án làm bộ sách “Kho báu quốc gia Việt Nam”. Cuốn sách đầu tiên giới thiệu về cố đô Việt Nam - thành phố Huế, thành cổ nổi tiếng thuộc triều đại cuối cùng của các vua nhà Nguyễn, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Cuốn sách đã được viết bởi hai tác giả từ các quốc gia khác nhau. Nếu nói một cách khái quát vai trò của từng người, thì tác giả người Việt Nam đảm bảo độ tin cậy và đầy đủ của thông tin, gợi mở các đặc thù quốc gia trong cách nhận biết và định vị sự kiện, còn  tác giả người Nga với góc độ và cách nhìn nhận của một người châu Âu qua thông tin và quan sát phong tục truyền thống của Việt Nam để  xác định bố cục tư liệu và hình ảnh của cuốn sách. Theo độc giả Nga, ngay cả những người đã nhiều lần đến thăm Việt Nam cũng ngạc nhiên trước một số đặc điểm quốc gia được mô tả trong cuốn sách. Phát hiện này là bí mật của ẩm thực cung đình, là triết lý về lăng mộ của những vị vua Việt Nam, là hiểu biết về tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên, là ý nghĩa và vai trò tương hỗ sâu sắc của thiên nhiên với cuộc sống của mỗi người. Thông qua nhiều góc cạnh của lịch sử, kiến trúc, di sản vật thể và phi vật thể, tư tưởng triết học và độ tinh tế trong sinh hoạt thường nhật, linh hồn của di sản được khơi mở ra và chúng ta  nhận biết được sự vĩ đại và độc đáo của nó.

Tất nhiên, có những công cụ quảng bá khác không liên quan đến viết sách. Nhưng cho dù đó là một chuyến tham quan hay một buổi biểu diễn, lễ hội, hội nghị hay hội thảo chuyên đề, lớp học chuyên môn, một bộ phim hoặc một chương trình truyền hình – cái gốc vẫn phải dựa trên kiến thức có được từ những cuốn sách và các bài báo.

Khi mỗi người, mỗi cộng đồng và nhà nước đều thấu hiểu tính độc đáo, ý nghĩa cũng như việc không thể tái tạo đối với từng di sản, thì vấn đề bảo vệ và bảo tồn những di sản này sẽ được nhìn nhận đúng tầm và thực hiện khác hoàn toàn. 

Một trong những cách hiệu quả để quảng bá các đối tượng văn hóa và di sản thiên nhiên của các quốc gia trên thế giới là các dự án hợp tác làm sách và viết báo. Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và Liên hiệp các hội, trung tâm và câu lạc bộ UNESCO vùng Ural-Siberia Nga đã triển khai dự án làm bộ sách “Kho báu quốc gia Việt Nam”. Cuốn sách đầu tiên giới thiệu về cố đô Việt Nam - thành phố Huế, thành cổ nổi tiếng thuộc triều đại cuối cùng của các vua nhà Nguyễn, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.