HLV Mai Đức Chung cảm ơn người hâm mộ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - HLV Mai Đức Chung đã bày tỏ niềm vui khi đội tuyển nữ Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ Ấn Độ trong trận đấu ngày 29/10 trong khuôn khổ lượt trận thứ hai bảng C - Vòng loại thứ hai Olympic 2024 khu vực châu Á.
HLV Mai Đức Chung cảm ơn người hâm mộ

Niềm vui của ông không chỉ vì phương diện tỉ số, mà còn là sự thể hiện của các học trò trên sân cỏ. Ngoài ra, HLV trưởng đội tuyển nữ Việt Nam cũng gửi lời cảm ơn người hâm mộ đã tới sân cổ vũ và luôn đồng hành cùng các tuyển thủ.

Phát biểu sau trận đấu, HLV Mai Đức Chung cho biết: “Tôi rất hài lòng, không chỉ trên phương diện tỉ số mà còn về lối chơi, cách thi đấu của toàn đội. Các cầu thủ đã rất cố gắng. Tôi muốn khen ngợi tinh thần chung của toàn đội. Đội tuyển nữ Ấn Độ đã có sự tiến bộ.

Trước đó, chúng ta chưa có dịp chạm trán ở một trận chính thức mà chỉ gặp qua các trận đấu giao hữu. Dù vậy, qua màn so tài này, tôi thấy họ có sự phát triển, nhưng phối hợp vẫn chưa tốt. Chủ yếu, Ấn Độ vẫn thực hiện các đường chuyền dài vào trung lộ. Đội tuyển nữ Việt Nam đã tỉnh táo hóa giải trong nhiều tình huống. Chỉ duy nhất 1 lần chúng ta để thủng lưới”.

HLV Mai Đức Chung cảm ơn người hâm mộ ảnh 1

Vào ngày 1/11 tới, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ gặp đội tuyển nữ Nhật Bản. Nhận định về đối thủ cuối cùng tại bảng C, HLV Mai Đức Chung cho biết: “Chắc chắn chúng tôi sẽ phải có sự chuẩn bị cả về tinh thần lẫn thể lực. Qua hai trận đấu, đội tuyển nữ Việt Nam đã cho thấy thể lực tốt khi gặp Uzbekistan và Ấn Độ. Chúng ta cầm bóng nhiều hơn, tích cực di chuyển và có sức bền tốt. Tôi hơi tiếc là mặt sân Lokomotiv chưa thực sự tốt nên ảnh hưởng đến các đường chuyền phối hợp. Đội tuyển Nhật Bản đá đa dạng, chất lượng nhân sự đồng đều. Đội tuyển nữ Việt Nam phải chuẩn bị cho tất cả các tình huống đối phó. Tôi nghĩ việc đầu tiên là chúng ta cứ chơi hết mình”.

Ngoài ra, HLV trưởng đội tuyển nữ Việt Nam cũng gửi lời cảm ơn tới người hâm mộ Việt Nam tại Uzbekistan, đã cổ vũ nhiệt tình cho đội trong 2 trận vừa qua. Ông chia sẻ: “Dù chỉ khoảng hơn chục người thôi, nhưng tôi rất cảm động. Khi tiếng trống và tiếng hô 'Việt Nam' vang lên, tôi thật sự vinh dự và tự hào. Tình yêu của người hâm mộ Việt Nam thật sự đáng quý. Cảm ơn các CĐV Việt Nam luôn cổ vũ cho đội tuyển nữ”.

Chiến thắng của thầy trò HLV Mai Đức Chung cũng là chiến thắng duy nhất của bóng đá Đông Nam Á ở lượt đấu ngày 29/10 Vòng loại thứ hai Olympic 2024 khu vực châu Á. Hai đại diện còn lại đều thua trắng, cụ thể Thái Lan thất bại 0-3 trước Trung Quốc và Philippines để lọt lưới 8 bàn trước Australia.

Lượt đấu cuối của Vòng loại thứ hai Olympic 2024 sẽ diễn ra vào ngày 1/11 tới. Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ gặp Nhật Bản lúc 17h00.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.