Hội chứng Shellshock và những tổn thương não bộ của lính chiến trận

Hậu quả của chiến tranh khó có thể kể hết tuy nhiên các nhà khoa học đã xác định được rằng dù đã trở về cuộc sống bình thường thì não của những cựu chiến binh từng tham chiến đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Hội chứng Shellshock và những tổn thương não bộ của lính chiến trận

Khi nhà thơ thời chiến Wilfred Owen viết về "người mà trí óc đã bị Thần chết chiếm đoạt", ông đã cố gắng để mô tả hiệu ứng bí ẩn Shellshock bắt đầu xuất hiện trong Chiến tranh thế giới thứ nhất mà bản thân ông cũng là một người phải chịu đựng nỗi đau ấy.

Hội chứng Shellshock và những tổn thương não bộ của lính chiến trận - anh 1

Não bị tổn thương từ chiến tranh khiến cuộc sống cựu chiến binh gặp khó khăn

Một thế kỷ sau khi bắt đầu xuất hiện các trường hợp đầu tiên, các nhà khoa học tin rằng họ xác định được các tổn thương về não để giải thích tại sao một số người lính trở về cuộc sống sau chiến tranh lại bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi những cựu chiến binh Mỹ còn sống trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan từng sử dụng thiết bị chiến đấu IED, nhưng sau đó đã chết vì các nguyên nhân khác, các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các cựu chiến binh này đã bị một loại chấn thương não.

Được mô tả như một "mô hình tổ ong đặc biệt của các sợi thần kinh bị hỏng và sưng lên", những tổn thương này không giống như ở những người được tìm thấy trong vụ tai nạn xe hơi và những nạn nhân sử dụng ma túy quá liều...

Các tổn thương xảy ra trong khu vực quan trọng của não ở những người sống sót trong IED, kể cả trong các thùy trước trán, kiểm soát việc đưa ra quyết định và lý luận, dẫn các nhà khoa học kết luận rằng chấn thương não là nguyên nhân gây ra những vấn đề xã hội và tâm lý mà một số cựu chiến binh phải đối mặt.

Vassilis Koliatsos, giáo sư bệnh lý học, thần kinh, tâm thần học tại Đại học Johns Hopkins, Baltimore, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên các công cụ của bệnh lý học hiện đại đã được sử dụng để xem xét vấn đề của 100 năm về trước: Những tác động kéo dài của chiến tranh ảnh hưởng đến não”.

Ông cho biết: "Các vị trí và mức độ của những tổn thương có thể giúp giải thích tại sao một số cựu chiến binh sống sót sau cuộc tấn công IED có vấn đề sau khi trở lại cuộc sống đời thường".

Các cuộc oanh kích pháo hạng nặng của WWI có nghĩa là Shellshock nhanh chóng trở thành một trong những đặc điểm của các cuộc tấn công những năm 1914-1918. Vào đầu tháng 12/1914, theo thống kê, 10% lính Anh và 4% số lính khác chịu ảnh hưởng mà sau đó được gọi là "cú sốc thần kinh và tâm thần".

Hội chứng Shellshock và những tổn thương não bộ của lính chiến trận - anh 2

Một lính Mỹ ở thành phố Fallujah, Iraq

Những cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan được cho là đã dẫn đến một sự gia tăng mạnh về số lượng binh sĩ bị rối loạn stress sau chấn thương (PTSD). Ước tính có khoảng 50.000 cựu chiến binh Anh sẽ phải chịu một số loại vấn đề về sức khỏe tâm thần sau khi tham chiến ở Iraq và Afghanistan.

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng với quân nổi dậy đã sử dụng rộng rãi IED trong các cuộc xung đột, bị ảnh hưởng ít nhất là một số trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Giáo sư Koliatsos cho biết: "Các bác sĩ điều trị cho những người sống sót sau IED thường thấy rối loạn trầm cảm, lo âu, căng thẳng sau chấn thương, và lạm dụng chất gây nghiện. Cuộc sống của một số cựu chiến binh khá là khó khăn".

Ông nói thêm: "Điều quan trọng là phải hiểu rằng có ít nhất một phần của những khó khăn là vấn đề về thần kinh."

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra não của 5 người sống sót sau IED và so sánh chúng với những bộ não của 24 người đã chết vì nhiều nguyên nhân trong đó có tai nạn xe hơi, dùng ma túy quá liều và đau tim.

Các tổn thương đặc biệt này được tìm thấy ở 4 trong số 5người sống sót IED, nhưng không phải ở những người chết vì những nguyên nhân khác.

Xem thêm:

- Bí mật cuộc đời đầy bi kịch của thiên tài hội họa Van Gogh

- Pablo Picasso và bí ẩn tác phẩm "Chân dung Gertrude Stein" nổi tiếng

- Những vụ bắt cóc con tin gây chấn động nhất trong lịch sử thế giới

- Tố chất 'siêu xạ thủ' ở người lãnh đạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.