Hướng dẫn cách rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2015

Sau khi danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển được các trường đại học, cao đẳng lần lượt công bố, không ít thí sinh đã rậm rịch rút hồ sơ.
Hướng dẫn cách rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2015
Hướng dẫn cách rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2015 - anh 1

Hướng dẫn cách rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 2015. Ảnh minh họa.

Hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 của Bộ GD&ĐT, việc nộp hồ sơ và phí đăng ký xét tuyển (ĐKXT) được quy định như sau:

- Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

- Hồ sơ và phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Đối với việc rút hồ sơ, khi rút hồ sơ, Nhà trường sẽ trả lại bản chính giấy xác nhận kết quả thi và phiếu đăng ký xét tuyển, thí sinh sử dụng giấy xác nhận kết quả thi và làm lại phiếu đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.

Thí sinh phải trực tiếp đến hoặc ủy quyền cho người thân bằng văn bản đến trường đã nộp hồ sơ để rút hồ sơ.

Thí sinh và người nhà cần tìm hiểu thông tin cụ thể trên website của trường bởi mỗi trường có thể sẽ có quy định cụ thể riêng về thời gian từ khi đăng kí rút hồ sơ đến khi rút được hồ sơ.

Sau khi rút hồ sơ, thí sinh điền lại nguyện vọng ở Giấy đăng ký xét tuyển và sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi đã rút ra để nộp sang trường khác.

Khi đó, hồ sơ của thí sinh ở trường mới vẫn được coi là hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1 giống như những hồ sơ đã nộp trước đó.

Quy định về thời gian rút hồ sơ đăng ký xét tuyển của một số trường ĐH, CĐ

Trường ĐH Mở TP.HCM

Trường cho phép thí sinh nộp đơn đăng ký rút hồ sơ đến trước 11h30 ngày 20/8 và thí sinh được trả lại giấy chứng nhận kết quả thi vào buổi làm việc tiếp theo sau khi nộp đơn.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

Trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký rút hồ sơ xét tuyển mỗi ngày nhưng thực hiện việc trả hồ sơ vào các ngày gồm: 10, 13, 16 và 19.8. Sau ngày trả hồ sơ 1 ngày, trường sẽ thực hiện việc xóa dữ liệu thí sinh trên hệ thống. Riêng 2 ngày cuối 19 và 20/8, trường này không giải quyết việc nhận hồ sơ rút hồ sơ.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM quy định thí sinh phải trực tiếp đến trường xuất trình CMND và biên nhận hồ sơ (giấy báo phát nếu chuyển qua đường bưu điện) để làm thủ tục. Trường hợp ủy quyền cho người khác, người được ủy quyền phải mang theo CMND và giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó nhiều trường ĐH cho biết giải quyết ngay việc trả hồ sơ cho thí sinh để thí sinh không phải chờ như: Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn…

Xem thêm:

- Điểm chuẩn các trường khối Sư phạm - Y - Dược dự kiến vẫn tăng cao

- Thống kê danh sách hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH trên cả nước

Tuấn Minh (t/h)

Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.