Hướng tới mục tiêu đưa ĐBSCL thành "đồng bằng thông minh"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung tâm Dữ liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xây dựng với hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung trên nền tảng công nghệ hiện đại để tích hợp, chia sẻ dữ liệu liên ngành của vùng ĐBSCL và hướng tới mục tiêu đưa ĐBSCL thành “đồng bằng thông minh” trong tương lai.
Trung tâm dữ liệu nhằm phục vụ người dân ĐBSCL có được thông tin để chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...
Trung tâm dữ liệu nhằm phục vụ người dân ĐBSCL có được thông tin để chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Sau 2 năm triển khai xây dựng, Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ đã dần hoàn thiện. Trung tâm dữ liệu ra đời nhằm phục vụ người dân có được thông tin để chủ động trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác giúp các nhà khoa học có thể đưa ra các giải pháp, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hữu ích đối với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSCL.

Từ Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng để triển khai Nghị quyết từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng ĐBSCL.

Dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL" đã được hình thành trong bối cảnh đó với các hợp phần là các Tiểu dự án triển khai trên địa bàn 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

ĐBSCL cần có sự thay đổi, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Theo đó, nhu cầu về một trung tâm dữ liệu với thông tin đồng bộ, hiện đại, có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho việc hoạch định chính sách phát triển theo phương châm "thuận thiên" là vấn đề cấp bách trong thời gian qua.

Năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ khởi công Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Tiểu dự án 4 "Đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL tích hợp dữ liệu TN&MT của khu vực phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu" thuộc hợp phần 1 của Dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL".

Theo TS Trương Minh Thái, Trường Công nghệ thông tin, Đaị học Cần Thơ, đây là dự án mang ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển bền vững ĐBSCL và thành phố Cần Thơ. Hoạt động Thu thập dữ liệu, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL đang đóng góp rất lớn vào việc phát triển bền vững của vùng này, cùng với các ứng dụng chuyển đổi số hóa trong dữ liệu sẽ thúc đẩy các cơ sở dữ liệu được hoàn thiện hơn và phục vụ cho sự phát triển đất nước.

Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL tích hợp dữ liệu TN&MT của khu vực cũng là hành động cụ thể của Bộ TN&MT trong việc triển khai vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Theo đó, dự án nhằm xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu cho phát triển Chính phủ điện tử; tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành như: xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành TN&MT (thiên tai, rủi ro thiên tai, phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL, triển khai đề án Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN&MT kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc TN&MT).

Thành phần của trung tâm gồm: Hạ tầng phần cứng – hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: Hệ thống máy chủ; hệ thống máy tính phục vụ nhân viên trung tâm; hệ thống mạng; hệ thống lưu trữ; hệ thống bảo mật; hệ thống quản trị CSDL tích hợp; phần mềm thương mại phục vụ vận hành các nghiệp vụ của trung tâm; trang thiết bị ngoại nghiệp; Hệ thống phần mềm nội bộ phục vụ quản lý điều hành và hỗ trợ ra quyết định: Nền tảng thu thập, cập nhật và quản lý dữ liệu; quản lý và dịch vụ dùng chung; nền tảng phân tích và khai phá dữ liệu; nền tảng kết nối; cổng thông tin công bố, khai thác thông tin dữ liệu.

Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL có khả năng tích hợp dữ liệu đa ngành (tài nguyên - môi trường, nông nghiệp, kinh tế - xã hội, ...), từng bước chuẩn hoá, khắc phục tình trạng thiểu hụt cơ sở dữ liệu, đồng bộ hoá các tài liệu thuộc khu vực ĐBSCL phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.