Khắc phục những bất cập liên quan đến tôn vinh nghệ nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu để đề cập đến nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, trong đó có bất cập trong chính sách đãi ngộ với các nghệ nhân - những người được coi là “báu vật nhân văn sống” trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước.
Khắc phục những bất cập liên quan đến tôn vinh nghệ nhân

Liên quan đến vấn đề này, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể. Thời gian lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân cho Dự thảo từ ngày 23/5 đến ngày 23/7.

Dự thảo Nghị định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể thay thế Nghị định số 62/2014/NĐ-CP là cần thiết nhằm hoàn thiện, khắc phục những vấn đề còn bất cập; mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể. Việc này nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết thi hành; đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của nội dung dự thảo Nghị định trong hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản là căn cứ pháp lý nói riêng...

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, triển khai thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, từ năm 2016-2022, Bộ đã tổ chức 3 đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”. 131 “Nghệ nhân Ưu tú” đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”; 1.750 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho rằng, việc tôn vinh danh hiệu đã góp phần động viên các nghệ nhân tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và quan trọng hơn là truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà họ đang nắm giữ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc; đồng thời nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, di sản văn hóa nói chung.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” còn một số bất cập. Cụ thể, đối tượng nghệ nhân nghề thủ công truyền thống có thể nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu ở cả lĩnh vực Di sản Văn hóa phi vật thể do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc xét tặng (xét theo loại hình tri thức dân gian) hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ do Bộ Công Thương chủ trì việc xét tặng.

Điều này dẫn đến việc danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” đang có sự bất cập, chồng chéo, trùng lặp về đối tượng xét tặng mặc dù tiêu chí để xét danh hiệu của hai lĩnh vực này có những điểm khác biệt.

Bên cạnh đó, căn cứ xác định mốc thời gian hoạt động trong nghề, số lượng học trò đào tạo được, giải thưởng do cơ quan nào khen tặng chưa được quy định rõ ràng. Nghị định chưa quy định “thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” là thời gian được tính như thế nào dẫn đến khó xác định được và việc xác định cũng không thống nhất tiêu chuẩn về thời gian để xét tặng.

Nghị định số 62/2014/NĐ-CP quy định: Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước là chưa phù hợp. Vì thực tế qua 3 đợt xét tặng vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rất khó khăn để mời thành viên tham gia Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ và Hội đồng cấp Nhà nước, hầu hết các chuyên gia có uy tín nghề nghiệp tại các khu vực, vùng miền đã tham gia Hội đồng cấp tỉnh.

Việc các chuyên gia có thể tham gia nhiều cấp Hội đồng là do uy tín nghề nghiệp cá nhân của từng người. Những thảo luận, đánh giá của họ tại Hội đồng có thể sẽ giúp các thành viên khác trong Hội đồng có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn khi xem xét hồ sơ...

Việc xây dựng hồ sơ đòi hỏi phải có minh chứng như: băng, đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ, hoặc các giấy tờ liên quan tới giải thưởng… các nghệ nhân có nhưng rất ít và nếu có thì làm thất lạc.

Trong quá trình xây dựng hồ sơ không đủ tính thuyết phục do còn thiếu nhiều minh chứng nên hồ sơ bị loại dù thực tế bản thân có nhiều đóng góp cho việc trao truyền di sản văn hóa phi vật thể (nhiều hồ sơ kê khai rất sơ sài, nội dung chung chung, khó phân biệt được sự đóng góp của từng nghệ nhân trong cùng một thôn, xã hoặc câu lạc bộ).

Ngoài ra, bản tóm tắt thành tích của Hội đồng cấp tỉnh chưa thể hiện rõ tri thức và kỹ năng mà nghệ nhân đang nắm giữ cũng như quá trình thực hành di sản của nghệ nhân (thiếu các mốc thời gian cụ thể trong quá trình thực hành, thời gian bắt đầu truyền dạy học trò)...

Về chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân đã được quy định trong Nghị định 109/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định này rất hẹp, chỉ áp dụng với nghệ nhân thuộc gia đình có thu nhập thấp, bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn lương cơ sở, người từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ, 60 tuổi trở lên đối với nam không có người phụng dưỡng, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục của Bộ Y tế quy định.

Có 3 mức hỗ trợ được quy định là: 1 triệu đồng, 850.000 đồng, 700.000 đồng/tháng. Do đó, rất ít nghệ nhân được hưởng chính sách hỗ trợ, trong khi các nghệ nhân chủ yếu là người cao tuổi, rất tâm huyết trong việc nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy di sản văn hóa dân tộc cho thế hệ kế cận.

Do đó, cần xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 109 theo hướng các nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú đều được hưởng chính sách hỗ trợ hàng tháng với mức hỗ trợ ít nhất bằng 1 tháng lương cơ sở.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.