Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Sáng ngày 24/5, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm long trọng tổ chức lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2015. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày mùng 7, 8, 9 tháng 4 Âm lịch, tức là từ 24-26/5.
Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Lễ hội Gióng nhằm tưởng nhớ và tri ân Đức Thánh Gióng - người đã có công dẹp giặc cứu nước thời Hùng Vương thứ 6 và trở thành tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Đây là nét đẹp văn hóa, thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" và ôn lại truyền thống lịch sử, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử mà cha ông đã để lại.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 1

Lãnh đạo huyện Gia Lâm đánh trống khai mạc hội Gióng Phù Đổng 2015.

Hội Gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao: “Ai ơi mùng chín tháng tư. Không đi Hội gióng cũng hư mất người”.

Lễ hội cũng là dịp để tôn vinh, quảng bá và giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận và di tích cấp quốc gia đặc biệt đến nhân dân và bạn bè trong và ngoài nước.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 2

Màn múa trống của cao niên chào mừng hội Gióng.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 3

Màn múa lân...

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Sóc Sơn). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 4

Lễ hội Gióng được tổ chức công phu với sự tham gia của người dân quanh vùng.

Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ ... Tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. "Rước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của Ông Gióng, "Trận Soi Bia" là hiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 5

Hội Gióng với nhiều nghi lễ...

Vào chính hội, dân làng tổ chức nhiều nghi lễ như tế Thánh, lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng … Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là 2 trận đánh.

Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm (khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km) và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

Khai mạc Lễ hội Gióng 2015 - di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - anh 6

Hội Gióng 2015 đền Phù Đổng chính thức bắt đầu, kéo dài trong 3 ngày 24, 25, 26/5.

Lễ hội Gióng 2015 còn có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ tiêu biểu như hát tuồng, tổ tôm điếm, Cờ tướng, trò chơi dân gian, hát quan họ, bắn pháo bông, hát chèo, hát cải lương, tổ chức giải vật dân tộc…

Xem thêm:

1. NSƯT Xuân Hinh bất ngờ ra đĩa hát Văn

2. Gốc tích của lễ Khai ấn đền Trần Nam Định

3. Giải mã ngôi làng khoa cử nức tiếng bậc nhất xứ Đoài

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.