Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 4/10, Hội đồng Nobel đã quyết định trao giải thưởng về Y sinh năm nay cho hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.
Hai nhà khoa học David Julius (trái) và Ardem Patapoutian (phải) được xướng tên trong lễ trao giải Nobel Y Sinh tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/10. Ảnh: AFP
Hai nhà khoa học David Julius (trái) và Ardem Patapoutian (phải) được xướng tên trong lễ trao giải Nobel Y Sinh tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/10. Ảnh: AFP

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển nêu rõ: "Những khám phá mang tính đột phá... của các chủ nhân giải thưởng Nobel (Y sinh) năm nay đã cho phép chúng ta hiểu về cách thức mà nhiệt độ nóng, lạnh và lực cơ học có thể kích hoạt các xung thần kinh và cho phép chúng ta nhận thức, thích nghi với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta coi những cảm giác này là đương nhiên, nhưng các xung động thần kinh được khởi tạo ra sao để có thể nhận biết được nhiệt độ và áp suất? Điều này đã được lý giải nhờ những chủ nhân của giải Nobel năm nay. Những kiến thức này đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị cho hàng loạt chứng bệnh, bao gồm cả cơn đau mãn tính".

Ông David Julius (65 tuổi) là Giáo sư tại Đại học California ở thành phố San Francisco (Mỹ), trong khi đó Ardem Patapoutian (53 tuổi) là nhà sinh học phân tử thuộc Viện nghiên cứu Scripps Research ở California.

Trước đó, hai nhà khoa học đã nhận được giải thưởng về Sinh học và Y khoa của Quỹ BBVA (Foundation Frontiers of Knowledge Award in Biology and Biomedicine), với công trình nghiên cứu này.

Nhiệt độ và cảm giác đau là một phần của xúc giác - phần ít được tìm hiểu trong 5 giác quan chính của con người. Hai nhà khoa học Julius và Patapoutian đã đặt nền móng cho thiết bị cảm biến nhiệt học cũng như cảm biến cơ học. Nghiên cứu này được đánh giá là "đưa ra các tiềm năng y học thú vị", bởi nó làm sáng tỏ cách giảm đau mãn tính và cấp tính liên quan đến các bệnh, chấn thương và phương pháp điều trị chúng.

Trên thực tế, một số phòng thí nghiệm về dược phẩm đang nghiên cứu để xác định các phân tử này, mục tiêu là điều trị các chứng bệnh đau mãn tính khác nhau, ví dụ tình trạng viêm khớp.

Để tiến hành nghiên cứu, David Julius đã sử dụng capsaicin, một hợp chất cay từ ớt, gây cảm giác nóng để xác định cách đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt. Cộng sự của ông là Ardem Patapoutian dùng tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một phản ứng khác với kích thích cơ học trên da và cơ quan nội tạng.

Ngoài huy chương vàng và bằng chứng nhận giải thưởng Nobel 2012, hai nhà khoa học sẽ cùng nhau chia sẻ khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).

Trong năm 2020, giải thưởng này được trao cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Charles M.Rice (cùng là người Mỹ) và Michael Houghton (người Anh) với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C.

Nếu như năm ngoái, giải thưởng Nobel được trao trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, thì năm nay cuộc khủng hoảng y tế này phủ bóng lên toàn bộ quá trình lựa chọn người đoạt giải, do thời gian đề cử kết thúc vào tháng 1/2021.

Sau giải Nobel Y sinh, chủ nhân của các giải Nobel Vật lý sẽ được công bố vào ngày 5/10, Hóa học - ngày 6/10, Văn học - ngày 7/10, Hòa bình - ngày 9/10 và Kinh tế - ngày 11/10.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.