Các nghiên cứu kỳ quặc được vinh danh tại Ig Nobel 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nghiên cứu đột phá về cách râu làm mềm những cú đấm vào mặt, lợi ích của việc vận chuyển tê giác lộn ngược đã được vinh danh tại buổi lễ trao giải Ig Nobel vào tối thứ Năm.
Các nghiên cứu kỳ quặc được vinh danh tại Ig Nobel 2021

Đối lập với giải thưởng Nobel danh giá được công bố từ Stockholm và Oslo vào tháng tới, giải Ig Nobel tôn vinh các nghiên cứu khoa học kỳ quặc, khiến nhiều người bật cười, trước khi suy ngẫm về ý nghĩa của chúng.

Trong một buổi lễ được tổ chức trực tuyến thay vì trong nhà hát thông thường tại Đại học Harvard, những người đoạt giải Nobel thực sự đã trao 10 giải Ig Nobel cho các nhà khoa học, nhà kinh tế, bác sĩ và nhà toán học từ 24 quốc gia trên sáu lục địa.

David Carrier, giáo sư sinh học tại Đại học Utah (Mỹ) và người nhận giải Ig Nobel hòa bình cho biết: “Khi tôi nghe tin mình giành chiến thắng, tôi hơi lo lắng. Tôi băn khoăn liệu mình có muốn giải thưởng này không?"

Giáo sư Carrier và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra giả thuyết gây tranh cãi rằng đàn ông tiến hóa râu để bảo vệ khuôn mặt của họ trong những trận đánh đấm.

Trong khi nhà sinh học nổi tiếng Charles Darwin - một người với bộ râu rậm, cho rằng râu “như một vật trang trí để quyến rũ hoặc kích thích người khác giới”, giáo sư Carrier đã tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng râu có tác dụng bảo vệ khuôn mặt.

Sau khi thả một quả tạ vào vật liệu giống như xương được bao phủ bởi lông cừu, ông kết luận rằng da có lông hấp thụ nhiều lực hơn so với da mịn.

“Không phải râu mang lại nhiều sự bảo vệ. Chúng phần nào đó che chở cho xương và da. Râu cũng có thể hoạt động như một lớp ngụy trang, khiến hàm khó bị nhắm mục tiêu hơn trong một cuộc chiến tay đôi", ông Carrier chia sẻ.

Giải Ig Nobel kinh tế thuộc về Pavlo Blavatskyy, một giáo sư tại Trường Kinh doanh Montpellier (Pháp), người đã sử dụng thuật toán thị giác máy tính và ảnh của các chính trị gia để tìm ra bằng chứng cho thấy béo phì có “mối tương quan cao” với tham nhũng quốc gia.

Giải thưởng vật lý vinh danh nghiên cứu giải thích lý do tại sao người đi bộ không va chạm liên tục.

Giải thưởng về phương tiện giao thông thuộc về một nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc treo ngược những con tê giác đã được an thần bằng máy bay có lẽ tốt hơn cho chúng thay vì để đúng chiều.

Giải thưởng sinh thái học vinh danh nghiên cứu về mảng vi khuẩn sống trên kẹo cao su mắc kẹt trên vỉa hè, trong khi giải thưởng sinh học thuộc về tiến sĩ Susanne Shötz tại Đại học Lund (Thụy Điển) cho công trình nghiên cứu sâu rộng của bà về các âm thanh tạo nên giao tiếp của loài mèo.

Giáo sư người Đức Cem Bulut và các đồng nghiệp, đã giành giải thưởng y học cho nghiên cứu cho rằng quan hệ tình dục đạt cực khoái là một phương pháp thông mũi hiệu quả.

Các cặp vợ chồng bắt buộc được huấn luyện với một thiết bị đo luồng khí trong mũi của họ trước khi quan hệ, ngay sau khi cao trào và vào những thời điểm bình thường sau đó.

Theo báo cáo của nhóm, quan hệ tình dục có hiệu quả trong việc làm sạch mũi bị tắc, ít nhất là một giờ, như thuốc thông mũi, mặc dù giáo sư Bulut thừa nhận rằng ông không nhận được dữ liệu chắc chắn từ mọi người.

“Tôi nghĩ rằng một số người không thể tập trung vào thiết bị,” giáo sư Bulut hóm hỉnh chia sẻ. "Tôi nghĩ rằng đó là sự kết hợp của sự phấn khích, vận động và những thay đổi nội tiết tố đi kèm với cực khoái."

Giáo sư Jonathan Williams, một nhà hóa học khí quyển tại Viện Hóa học Max Planck, và các đồng nghiệp đã giành giải Ig Nobel về hóa học vì đã nghiên cứu cách các mùi do khán giả trong rạp tiết ra thay đổi theo các cảnh phim.

Theo The Guardian
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.