Người tạo ra vaccine ngừa COVID-19 có thể đoạt giải Nobel Y học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học sản xuất vaccine ngừa COVID-19 có thể đang chạy đua để giành giải Nobel Y học mặc dù đại dịch chưa có dấu hiệu chấm dứt trong thời gian tới.
Người tạo ra vaccine ngừa COVID-19 có thể đoạt giải Nobel Y học

Một số nhà khoa học nói rằng đây chỉ là vấn đề thời gian: Nếu công trình nghiên cứu phát triển vaccine không được công nhận khi giải thưởng năm nay được công bố vào thứ Hai tuần sau, nó sẽ giành được giải thưởng trong những năm tới.

Hơn 4,7 triệu người đã chết vì đại dịch COVID-19 kể từ khi những ca mắc đầu tiên được ghi nhận vào năm 2019, hiện tại nhiều quốc gia vẫn đang sống trong cảnh phong tỏa một phần nhằm ngăn chặn đà lây lan.

Nhưng vaccine COVID-19 đã giúp một số quốc gia phát triển gần như trở lại cuộc sống bình thường, trong khi những quốc gia khác vẫn chưa nhận được viện trợ vaccine với số lượng lớn.

Trong số những người được giới chuyên gia coi là ứng viên tiềm năng đoạt giải Nobel Y học có hai nhà khoa học người Mỹ là giáo sư Katalin Kariko và tiến sĩ Drew Weissman nhờ công trình nghiên cứu công nghệ vaccine Messenger ribonucleic acid (mRNA).

Vaccine mRNA được phát triển bởi hai hãng dược Moderna và Pfizer/BioNTech đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Chúng nhanh chóng được sản xuất và chứng minh hiệu quả cao.

Giáo sư Ali Mirazami từ Khoa Y học Phòng thí nghiệm tại Viện Karolinska (Thụy Điển) cho biết: “Kỹ thuật này sớm muộn gì cũng sẽ nhận được giải thưởng. Câu hỏi chỉ là khi nào."

Các loại vaccine truyền thống, vốn đưa vào cơ thể một lượng virus đã suy yếu hoặc đã bị bất hoạt để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể mất một thập kỷ hoặc hơn để phát triển. Vaccine mRNA của Moderna đã chuyển từ giai đoạn giải trình tự gen đến mũi tiêm đầu tiên trên người chỉ trong 63 ngày.

Công nghệ mRNA được phát hiện vào năm 1961, nhưng các nhà khoa học đã mất hàng thập kỷ để khắc phục kỹ thuật này khỏi các vấn đề như không ổn định và gây ra các tình trạng viêm nhiễm.

Các nhà phát triển vaccine hiện hy vọng mRNA có thể được sử dụng để điều trị cả ung thư và HIV trong tương lai.

"Công nghệ này thực sự đã cứu được vô số người do tốc độ và hiệu quả của nó", bà Kariko, 66 tuổi, người đặt nền móng cho vaccine mRNA cho biết. Tiến sĩ Drew Weissman, 62 tuổi, là cộng tác viên lâu năm của giáo sư Kariko.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).