Khi thạc sỹ đi học… nghề

Học nghề giờ đây không còn là chuyện “chuột chạy cùng sào”. Thay vào đó, nhiều bạn trẻ đỗ đại học nhưng lại chọn học trường nghề để tạo lối vào đời để nhìn thấy tương lai tốt của mình từ đây.
Khi thạc sỹ đi học… nghề

Học giỏi mới… vào hệ nghề

Thông điệp tưởng chừng như vô lý theo quan niệm lâu nay, lại đang diễn ra ở Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế. Năm 2014, Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế lần đầu tiên đào tạo ngành “Kỹ thuật chế biến món ăn” theo đề án đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm khu vực ASEAN và quốc tế giai đoạn 2013 -2020 của Tổng cục dạy nghề. Chỉ tiêu có hạn (chỉ 25 học viên/khóa) nên trường đặt ra tiêu chuẩn, thí sinh đầu vào phải có học lực khá trở lên, có trình độ tiếng Anh nhất định, có quyết tâm và có đam mê với nghề chế biến món ăn. Vì thế, sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng, trong số bạn trẻ trúng tuyển có cả thạc sỹ, sinh viên của các trường đại học khác.

Khi thạc sỹ đi học… nghề ảnh 1

Ảnh minh họa

Tương tự, Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cũng nổi tiếng là “kén” học viên. Năm nay, ông Khổng Hữu Lực, Trưởng phòng đào tạo, trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, lần đầu tiên trường thí điểm đào tạo hai ghề theo tiêu chuẩn quốc tế là Cơ điện tử và Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm… “Bạn trẻ muốn theo học ngành sẽ phải thi tuyển tiếng Anh và kiểm tra chỉ số IQ thay vì chỉ nộp hồ sơ để xét tuyển”.

Lê Xuân Cường, 20 tuổi hiện là học viên lớp cắt gọt kim loại 4 - khóa 5 Trường cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cho biết: Cường từng thi đỗ ĐH khối C đạt 19,5 điểm và đã đủ điều kiện trúng tuyển nguyện vọng bổ sung vào khoa Bảo tàng hoặc khoa Chính sách văn hóa và Quản lý nghệ thuật của trường ĐH Văn hóa. Nghe tin ấy, cả gia đình đều vui vì bố mẹ rất mong con đi học đại học, dù cho họ có phải vất vả. Nhưng, Cường đã có quyết định khiến cả gia đình phải “choáng váng” khi từ chối đi học đại học để đi học nghề. Bởi, với Cường, sẽ vô cùng lãng phí nếu học ĐH chỉ để lấy tấm bằng cử nhân… cho oai.

Trong khi đó, nếu học trường Cao đẳng nghề công nghệ Cao Hà Nội, Cường sẽ được nhà trường miễn giảm học phí trong một năm đầu (học bổng dành cho đối tượng nhập học có điểm số cao hơn điểm sàn đại học). Cường cũng chỉ phải học nghề 3 năm thay vì 4-5 năm như học đại học, nhờ đó sẽ giảm gánh nặng chi phí ăn học cho gia đình làm nông của em. Sau đó, khi ra trường, cơ hội tìm được việc làm sẽ cao hơn học ngành bảo tàng bậc ĐH.

Học nghề thì…sao ?

Theo ông Phạm Bá Hùng, Trưởng phòng đào tạo, Trường cao đẳng nghề Du lịch Huế, lâu nay, nhiều người vẫn quen xếp hệ nghề ở hạng ba, sau đại học và cao đẳng. Nhưng, thực tế cho thấy đây là quan niệm sai lầm. Học nghề, hay học đại học… đều nhằm mục đích tạo dựng tương lai, sự nghiệp nên không có hệ nào “kém” hơn hệ nào.

Khi thạc sỹ đi học… nghề ảnh 2

Nhều bạn trẻ đi học nghề, về sau trở thành những thợ giỏi có bàn tay vàng, việc gạt đi không hết mà thu nhập cũng rất cao. Ảnh minh họa.

Ông Hùng đã chứng kiến nhều bạn trẻ đi học nghề, về sau trở thành những thợ giỏi có bàn tay vàng, việc gạt đi không hết mà thu nhập cũng rất cao.

Trong khi đó có cử nhân học đúng ngành nghề yêu thích, học không đến nơi đến chốn nên ra trường bị thất nghiệp, sức dài vai rộng nhưng phải ăn bám gia đình.

Theo ông Khổng Hữu Lực, học viên của trường ngoài việc học nghề còn được trang bị kiến thức tin học (bằng IC3 theo chuẩn Hoa Kỳ), kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, xin việc, giao tiếp…), 300 giờ học tiếng Anh (theo chuẩn TOEIC đạt được 350 điểm), môi trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế…

Đó là lý do vì sao, tỷ lệ học viên có việc làm hàng năm của nhà trường luôn đạt 90%. Trong đó, nhiều học viên đầu quân cho các tập toàn lớn như SamSung còn đạt mức lương trên 10 triệu đồng/ tháng. Nhiều ngành học như hàn, doanh nghiệp còn đến tận nơi để “đặt chỗ” khi học viên còn chưa kịp ra trường.

Ông Phạm Bá Hùng cho biết, trong tương lai, Việt Nam sẽ phát triển mạnh ngành dịch vụ. Năm 2016, trường tiếp tục tuyển sinh hai ngành học mới theo tiêu chuẩn quốc tế là Quản trị khu Resoort và Hướng dẫn du lịch. Vì thế, rõ ràng không thể nói học ngành này là không có tiềm năng.

Ngô Đại Dương, 25 tuổi, quê Nam Định, tốt nghiệp khoa Lý ngành Sư phạm kỹ thuật trường ĐH sư phạm 2 lẽ ra Dương đã phải trở thành giáo viên Công nghệ trong trường phổ thông nhưng lận đận mãi không tìm được việc. Cuối cùng, Dương đã phải đi làm nhân viên kỹ thuật về cơ khí, điện cho một công ty tư nhân.

Nhận thấy, ở vị trí của mình, không chỉ cần giỏi về lý thuyết mà phải thạo thực hành, Dương đi học hệ trung cấp nghề 3 năm tại trường ĐH công nghiệp. Dương chấp nhận thời gian lập nghiệp của mình sẽ dài hơn nhiều bạn trẻ cùng trang lứa nhưng thà muộn còn hơn không. Theo Dương, bạn trẻ hãy tự hào nếu mình muốn làm một người thợ tài năng và chân chính.

Nam Khánh

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.