Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Đây là nội dung của Diễn đàn vừa diễn ra sáng ngày 17/5/2024 do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Toàn cảnh buổi Diễn đàn
Toàn cảnh buổi Diễn đàn

Tham dự Diễn đàn có: Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội; Ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng, Cục Kiểm soát ô nhiễm và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường); GS. TS Đặng Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT); PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng; các lãnh đạo Hội, hiệp hội trong khối Khoa học Kinh tế, Môi trường và Biến đổi Khí hậu.

Về phía đơn vị tổ chức có: Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch thường trực Hội; Ông Nguyễn Quang Huân – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống và các lãnh đạo Trung tâm, phòng, ban của Hội.

Cùng đại diện hơn 30 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành. Và đại diện các Công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường trên cả nước.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 1

Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra 06 Điều quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, Điều 75 của Luật này quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt. Nghị định số 45 của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 2

TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn

Mặc dù thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi này sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2025, nhưng, nếu không làm tốt công tác chuẩn bị, không có lộ trình rõ ràng cũng rất khó đưa chính sách vào cuộc sống.

“Phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng là khó khăn trước mắt. Việc phân loại, thu gom và xử lý Rác thải sinh hoạt là bài toán khó giải quyết ở cả thành thị lẫn nông thôn”, TS Ngọc cho biết thêm.

Tại Diễn đàn, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương và 30 đơn vị, công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, các chuyên gia, nhà khoa học đã cùng nêu ra thực trạng, khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt hiện nay.

Theo đó, ông Lê Hải Bằng – Phó Chi Cục trưởng, Chi Cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn tỉnh có gần 300 dự án sản xuất, kinh doanh cùng 11 cụm công nghiệp. Sự phát triển của các cụm công nghiệp đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh, tuy nhiên, nó cũng đặt ra vấn đề về việc quản lý chất thải công nghiệp.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 3

Ông Lê Hải Bằng – Phó Chi Cục trưởng, Chi Cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên trình bày tham luận tại diễn đàn

Một số vướng mắc, khó khăn trong công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên được ông Bằng chỉ ra bao gồm: khó khăn về nguồn nhân lực, không được hướng dẫn cụ thể khi nhận quyết định phụ trách công việc quản lý chất thải rắn, nhiều nhà máy xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh còn “ngại” tiếp nhận chất thải sinh hoạt hay hạ tầng về thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa được đồng bộ,... Bên cạnh những lý do trên, ý thức của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế, nhiều người coi thường chuyện thu gom rác và cho rằng đó là việc của công nhân môi trường.

Không chỉ khó khăn với các địa phương, ngay cả với những đơn vị thực hiện thu gom rác cũng có những vướng mắc trong quá trình triển khai, chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Lân - Đại diện Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương cũng chia sẻ, với đặc thù rác thải ở Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung là rác thải chưa phân loại, không có công nghệ nào xử lý được nếu không tiến hành phân loại rác ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng sẽ gặp phải một số khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt như khó khăn về nguồn vốn khi chi phí thu gom, xử lý còn tương đối cao. Về công nghệ, Công ty cho biết, đa phần rác thải sinh hoạt ở Việt Nam có độ ẩm cao, nhiều chất hữu cơ và chưa được phân loại. Vì vậy, nếu áp dụng nguyên mẫu công nghệ của các nước Âu – Mỹ hay Nhật vào Việt Nam thì sẽ không hiệu quả, nếu xét cả về tài chính và kỹ thuật.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 4

Ông Nguyễn Hoàng Lân - Đại diện Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương trình bày tham luận tại diễn đàn

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đưa ra nhận định, cho đến thời điểm hiện tại, việc phân loại rác thải tại nguồn và công tác quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập. Ông cũng cho biết thêm, dự kiến trong năm 2025, Quốc Hội sẽ thực hiện hoạt động giám sát tối cao trong lĩnh vực môi trường, đây cũng là dịp để rà soát lại những nội dung của công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 5

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội phát biểu tại diễn đàn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đánh giá cao và tin tưởng Diễn đàn không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia cùng các cơ quan ban, ngành địa phương trình bày thực trạng, những khó khăn, thách thức trong việc xử lý rác thải sinh hoạt mà còn là kênh thông tin hữu ích cho Quốc Hội tham khảo trong thời gian tới trong việc quy định chi tiết các văn bản pháp luật và công tác giám sát trong việc thu gom, xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ảnh 6

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn

Có thể thấy, để việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngày một tốt hơn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó mỗi người dân cần thay đổi thói quen, nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm, vì cộng đồng; thường xuyên phân loại rác thải đảm bảo theo đúng hướng dẫn; các ngành đoàn thể, các thôn cần tích cực thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.