Với việc tuyết đã rơi ở nhiều nơi tại miền Bắc, sẽ có nhiều bạn trẻ đi du lịch ngắm tuyết cảm thấy tò mò rằng liệu tuyết có vị như thế nào và ăn tuyết có làm sao không ?
Nhiều người sẽ nghĩ rằng tuyết là từ trên trời rơi xuống nên nó sẽ không thể bẩn trừ khi rơi xuống đất. Hay chỉ cần phủi lớp tuyết trên mặt đất và ăn phần tuyết ở giữa sẽ sạch sẽ hơn.
Tuy vậy tuyết thực ra không hề an toàn như bạn tưởng, thậm chí nó còn vô số chất độc hại hơn bất cứ thứ gì khác.
Bản chất của tuyết chỉ là hơi nước đóng băng, nó sẽ có vị như đá trong tủ lạnh mà bạn sử dụng thường ngày. Nếu không đủ điều kiện để đóng thành tuyết thì hơi nước kia về bản chất chính là mưa và độ ẩm trong không khí.
Mưa là do nước từ ao hồ, sông ngòi bốc hơi lên đi qua không khí bẩn ô nhiễm ngưng tụ ở trên không. Nó sẽ cuốn theo những chất độc hại mà có thể gây ra mưa a xít. Tương tự ở tuyết cũng sẽ như vậy.
Một nghiên cứu vừa công bố hồi tháng 12 năm ngoái trên tạp chí Khoa học môi trường bởi các nhà khoa học tại Đại học McGill đã phát hiện rằng những bông tuyết không những có chứa lượng lớn nước dạng tinh thể mà còn có cả rất nhiều khí thải trong đó.
Thêm nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí Journal of Geophysical Letters bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã phân tích tuyết lấy từ nhiều nơi trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Họ phát hiện rằng tuyết có chứa các nồng độ khác nhau của muội than, bụi bẩn,... thậm chí là một số mẫu tuyết được lấy ở những vùng cách xa thành phố, khu công nghiệp cũng có chứa những thứ này.
Trong Hướng dẫn sống còn của quân đội Mỹ đã chỉ ra rằng trong tình huống cần thiết, chỉ có thể sử dụng tuyết sau khi đã đun sôi lên sau đó để nguội.
Theo Newsweek, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong tuyết chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho con người. Một nhóm nhà khoa học ở Canada đã phát hiện, tuyết ở những vùng thành thị có thể chứa một lượng độc tố với các phân tử cực nhỏ có khả năng gây ung thư – vốn được tìm thấy trong khí thải xe hơi.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình kết tụ và rơi xuống mặt đất, các tinh thể tuyết đã hấp thụ nhiều chất hóa học độc hại và bụi có trong không khí. Theo thống kê, có hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm do hấp thu các chất độc hại như CO, CFC, NO2… trong không khí.
Ngoài ra, chỉ một tiếng đồng hồ sau khi rơi xuống đấy, độ ô nhiễm trong tuyết còn tăng lên nhiều hơn bởi các chất độc hại đã ngấm vào các tinh thể tuyết. Sau khi tuyết tan, các độc chất còn được tái giải phóng và khiến không khí ô nhiễm các trở nên độc hại hơn.
Do đó, rõ ràng là ăn tuyết không phải là hành động có lợi về sức khỏe. Ngoài ra việc ăn trực tiếp nhiều tuyết có thể làm hạ thân nhiệt, gây mất nước và gây bỏng lạnh ở môi. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng ngay cả khi trong trường hợp sống còn thì việc ăn tuyết cũng không nên.
J.K