Khởi động việc dịch sách cho trẻ nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - UNESCO gần đây đã khởi động chiến dịch “Dịch một câu chuyện” nhằm thúc đẩy việc đọc sách ở trẻ em trong khi khủng hoảng COVID-19 vẫn đang tiếp diễn. Hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad), UNESCO, ADEA, UNHCR, Liên minh Sách toàn cầu và các đối tác khác nhằm cung cấp tư liệu bằng tiếng mẹ đẻ để các em có thể dễ dàng sử dụng ở nhà trong thời gian buộc phải cách ly, không được tới trường.
Nhiều dịch giả tham gia chiến dịch dịch sách cho thiếu nhi.
Nhiều dịch giả tham gia chiến dịch dịch sách cho thiếu nhi.

UNESCO và các đối tác đang triển khai việc dịch sách ở các nước dễ bị tổn thương nhất, các khu vực đang phải đóng cửa trường học vì nỗi lo COVID-19. Sách được dịch sau đó được xuất bản trên Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu, nơi có thể được truy cập để đọc trên các thiết bị kỹ thuật số hoặc ở định dạng bản in. Thư viện này được thành lập để tăng cường các nguồn tài nguyên đọc sơ cấp chất lượng cao bằng các ngôn ngữ chưa được khai thác.

Một số quốc gia hiện phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu nguồn ngân sách cho các chương trình xóa mù chữ, hoặc vướng vào những cuộc xung đột và khủng hoảng gây trở ngại cho việc sản xuất các tài liệu đọc thích hợp cho trẻ. Ở một số nơi, trẻ em bị bắt sử dụng hoặc học một ngôn ngữ mà chúng không nói ở nhà, và thường các tài liệu cung cấp cho học sinh tiểu học bằng ngôn ngữ mà trẻ em không nói ở nhà.

Hơn 1,5 tỷ trẻ em hiện đang học ở nhà vì trường học đã bị đóng cửa do sự lây lan của COVID-19. Sáng kiến này là một nỗ lực cung cấp các tài liệu bổ sung chất lượng cao cho trẻ em học ở nhà bằng ngôn ngữ mà các em có thể nói và hiểu. Bằng cách cung cấp các tài liệu bằng tất cả các ngôn ngữ, kể cả những tài liệu thường hạn chế tiếp cận, tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp tục hành trình đọc ở nhà.

Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu cung cấp tài nguyên bằng 71 ngôn ngữ và UNESCO hiện đang làm việc với bảy quốc gia khác để dịch nhiều sách hơn và bổ sung thêm nhiều nội dung. Những quốc gia đó bao gồm Bangladesh (đã bắt đầu dịch sách sang tiếng Bengali và năm ngôn ngữ dân tộc khác), Campuchia (sang tiếng Khmer), Kyrgyzstan (sang tiếng Kyrgyzstan và tiếng Nga), Uzbekistan (đã dịch 130 cuốn sách sang tiếng Uzbek), Palestine (sang tiếng Ả Rập), Qatar (sang tiếng Ả Rập), và Tonga (sang tiếng Tongan).

Khởi động việc dịch sách cho trẻ nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19 ảnh 1

Trẻ em được tiếp cận nguồn tài liệu phong phú bằng tiếng mẹ đẻ.

Quá trình dịch thuật dựa vào sự tham gia của các dịch giả tình nguyện do Bộ Giáo dục của mỗi quốc gia huy động với sự hỗ trợ của UNESCO và các văn phòng của UNESCO tại địa phương.

Ông Christer Gundersen, Giám đốc Công nghệ của Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu giải thích: “Quá trình này khá đơn giản: Người thì tham gia dịch, người khác làm công tác hiệu đính và sau đó chúng tôi xuất bản. Các cơ quan nhà nước liên quan có quyền in logo của họ trên các cuốn sách, chẳng hạn như ở Rwanda [một trong những quốc gia thí điểm của dự án với Kenya] hoặc kèm theo thông điệp rằng cuốn sách đã được chính phủ phê duyệt”.

Để hỗ trợ các nhóm dịch giả tình nguyện, Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu tổ chức các hội thảo trực tuyến hoặc hội thảo ngắn về dịch thuật trong phạm vi một quốc gia hoặc nhiều quốc gia sử dụng cùng một ngôn ngữ. Đôi khi, các hội thảo trực tuyến có thể kết hợp thêm phiên hỏi đáp và theo dõi ảo. Trong mỗi hội thảo trực tuyến, người dịch tương tác thông qua các nền tảng ảo cùng nhau thực hiện các bài dịch thực tế. Nhóm Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu sẵn sàng hỗ trợ các dịch giả trước, trong hoặc sau hội thảo trực tuyến.

Các dịch giả cũng có quyền truy cập vào các hướng dẫn chi tiết để tìm sự hỗ trợ trong quá trình dịch. Yêu cầu duy nhất đối với các tình nguyện viên làm công tác dịch thuật là phải có trình độ tiếng Anh cũng như ngôn ngữ đích vững chắc, có kết nối internet ổn định để có thể truy cập vào nền tảng Thư viện số toàn cầu do sách cần được dịch từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác. Nền tảng Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu hiện hỗ trợ dịch sang hơn 320 ngôn ngữ và nhóm hỗ trợ sẽ kiểm tra trước nếu phải dịch sang ngôn ngữ đặc thù.

Ông Christer Gundersen chỉ ra: “Tôi cho rằng, một dịch giả tốt thường dành ít hơn một giờ cho mỗi cuốn sách. Trong một số trường hợp, thời gian vào khoảng ba mươi phút. Vì đây là những cuốn sách thiếu nhi nặng về hình ảnh minh họa và có đoạn văn khá ngắn”.

Khi bản dịch hoàn tất, một tình nguyện viên sẽ hiệu đính bản dịch để đảm bảo rằng ít nhất có 2 dịch giả cùng xem xét mỗi cuốn sách.

Không phải bất cứ cuốn sách đã dịch nào cũng được tự động xuất bản để sử dụng công khai trên chính Thư viện Kỹ thuật số toàn cầu, mà phải đảm bảo các tiêu chuẩn đảm bảo những chỉ số chất lượng nhất định.

Tuy nhiên, với sự tham gia về chuyên môn của các cơ quan chính phủ liên quan, sách đã dịch thường phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy, do đó có thể nhanh chóng được phê duyệt để sử dụng trong lớp học.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.