Không cẩn thận, mưa lũ sẽ gây thảm họa

Tại cuộc họp khẩn ứng phó tình hình mưa lũ và sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào chiều 25/7, Bộ trưởng NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cảnh báo, với tình trạng đất đã ngấm nước, hàng nghìn hồ đã đầy, hàng trăm hồ xung yếu trong vùng ảnh hưởng của mưa, không cẩn thận có nơi sẽ xảy ra thảm họa.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Yên Bái. Ảnh: Lê Mạnh.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Yên Bái. Ảnh: Lê Mạnh.

Mưa lớn uy hiếp

Ông Hoàng Ðức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp và gây mưa khi chạy dọc theo biên giới đất liền Việt -Trung.

Theo ông, vùng áp thấp đã gây mưa trong chiều 25/7 ở khu vực thượng nguồn sông Thao, đêm 25/7 sẽ gây mưa ở thượng nguồn sông Ðà bên Trung Quốc. Các địa phương của vùng biên giới như Hà Giang, Lào Cai cũng có mưa khoảng 40-100 mm trong ngày.

Ông Cường cũng cho biết, qua tính toán của cơ quan dự báo Việt Nam và tham khảo các trạm ở Trung Quốc, lượng mưa thượng nguồn sông Ðà, sông Thao, sông Lô sẽ nhỏ. Do vậy, khả năng gây sự cố về lũ quét, sạt lở phần lớn do mưa ở khu vực phía Bắc nước ta.

Từ ngày 25 đến 27/7, mưa lớn sẽ tập trung ở miền núi phía Bắc, đặc biệt là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình với lượng mưa 50-100 mm/ngày. Từ 28 đến 31/7, mưa sẽ lan xuống Ðồng bằng Bắc bộ và Thanh Hóa, Nghệ An và có khả năng kéo dài đến đầu tháng 8.

“Ðáng lưu ý, trong đợt mưa này, Yên Bái- nơi bị mưa lũ hoành hành những ngày qua cũng là nơi tập trung mưa lớn nhất. Nguy cơ lũ quét, sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung ở Lai Châu, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa. Cùng đó, một số vùng ở đồng bằng chưa thoát hết nước lụt cũng sẽ gặp nguy hiểm khi có lượng mưa bồi thêm”- ông Cường nói.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, đến nay có trên 1.850 hồ chứa lớn, nhỏ ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ đã đầy nước, có trên 230 hồ diện xung yếu cần quan tâm đặc biệt ở hai khu vực trên. Các hồ chứa ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình và Yên Bái đang trong nguy cơ mất an toàn.

Nguy cơ thảm họa

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hạ tầng cho phòng chống thiên tai đang bị quá tải rất lớn. Hiện 2.000 hồ chứa bị tổn thương do mưa liên tục, đặc biệt hơn 1.000 hồ xuống cấp tu bổ, chỉnh sửa. “Chưa bao giờ tuyến đê phía Bắc, từ đê cấp 3-5, đến các tuyến đê T.Ư quản lý bị tổn thương ghê gớm như hiện nay, có thể gây nguy hại khôn lường”- ông Cường nói.

Bộ trưởng NN&PTNT cũng cho rằng, hiện rừng và đất rừng đã ngậm nước, bão hòa, từ vùng núi phía Bắc đến các tỉnh Bắc Trung bộ. “Trong khi đó, những ngày tới, dự báo tiếp tục có mưa lớn. Chỉ cần mưa 100-200 mm nữa, không cẩn thận có chỗ sẽ xảy ra thảm họa”- ông Cường nói.

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Cường yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, tổng rà soát các hồ chứa, đê điều xung yếu trên cả nước, phối hợp với các địa phương có các nhóm giải pháp xử lý thích hợp.   

Thủy điện Lào vỡ đập, Ðồng bằng sông Cửu Long ít bị tác động

Vụ vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy (Lào) có thể khiến mực nước Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) tăng thêm 7-10cm vào cuối tuần này (27-28/7).

Tại tỉnh Attapeu, hệ thống nước sạch đã bị cắt, cách duy nhất để dân di chuyển đến vùng bị ảnh hưởng là bằng thuyền. Chính phủ Lào đã tích cực huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả và hàng nghìn người cũng đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Trước sự cố trên, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết, ngay sáng 25/7, Quân khu 5 đã triển khai lực lượng và các trang thiết bị tham gia cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nước bạn.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai cũng cho biết, 22 cán bộ kỹ thuật trong ứng phó khẩn cấp của Việt Nam đã chuẩn bị, sẵn sàng lên đường giúp Lào khi được yêu cầu.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, do ảnh hưởng của vỡ đập, nước chảy về đồng bằng sông Cửu Long có thể làm tăng mực nước tại Tân Châu khoảng 7-10 cm vào cuối tuần (ngày 27-28/7). Dự báo đến giữa tháng 8 mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu sẽ đạt 3,2m. Ít tác động đến khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long.

“Những ngày tới, dự báo tiếp tục có mưa lớn. Chỉ cần mưa 100-200 mm nữa, không cẩn thận có chỗ còn xảy ra thảm họa”.

          Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Theo Tiền Phong
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh cho thanh thiếu niên
(Ngày Nay) - Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.
Nhiều đồn đoán về giải thưởng Nobel Kinh tế 2024
Nhiều đồn đoán về giải thưởng Nobel Kinh tế 2024
(Ngày Nay) - Cuộc đua đến giải Nobel Kinh tế năm nay thu hút nhiều kỳ vọng và đồn đoán, trong đó các nhà nghiên cứu về tín dụng, tác động của các cú sốc nhỏ lên chu kỳ kinh tế, bất bình đẳng giàu nghèo nằm trong nhóm ứng cử viên sáng giá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc
(Ngày Nay) - Ngày 13/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao hai văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Tháp Thần nông được công nhận Kỷ lục thế giới. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Công nhận Kỷ lục thế giới cho Tháp Thần nông tại Bắc Ninh
(Ngày Nay) - Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.