Kì lạ vùng núi cao Phú Yên cũng nhiễm mặn

Xóm Đồng Cát cách biển khoảng 30km thuộc vùng miền núi cao Phú Yên nhưng nhiều giếng nước sinh hoạt nơi này lại bị nhiễm mặn.
Kì lạ vùng núi cao Phú Yên cũng nhiễm mặn

Ông Phan Văn Hương (xóm Đồng Cát, thôn Quang Thuận, xã An Lĩnh, huyện Tuy An, Phú Yên) cho biết, để có nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày, ông phải bỏ ra hơn chục triệu đồng để đào một cái giếng. Khi thợ đào sâu chừng 7m thì phát hiện nguồn nước, tuy nhiên, ngay sau đó gia đình ông phát hiện nước trong giếng có vị mặn chát. “Cái giếng này có nước quanh năm, rất trong và mát, nhưng chỉ để tắm bò thôi.

Đã vài lần tôi múc nước giếng này lên nấu cơm thì ngay sau đó cơm bị ôi thiu, còn nấu canh thì canh có vị mặn chát, rất khó chịu”, bà Lê Thị Chi, vợ ông Hương cho biết. Từ đó đến nay, gia đình ông phải mua ống nhựa nhỏ để xin dẫn nước từ giếng của một người dân ở xóm khác, cách nhà khoảng 500m về để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Đồng cảnh ngộ như gia đình ông Hương, gia đình ông Nguyễn Hải cũng phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để đào giếng lấy nước sinh hoạt. Thế nhưng, khi thuê thợ đào cái giếng thứ nhất thì nước bị nhiễm mặn, đào cái giếng khác, may mắn không bị nhiễm mặn nhưng lại bị nhiễm phèn. “Dù nước nhiễm phèn còn hơn nhiễm mặn vì có thể lắng lọc sử dụng tạm, chứ nước bị nhiễm mặn thì bó tay”, ông Hải nói.

Kì lạ vùng núi cao Phú Yên cũng nhiễm mặn ảnh 1

Giếng nước nhà ông Phan Văn Hương chỉ dùng vào việc tắm rửa cho gia súc - Ảnh: Báo Công lý

Ngoài gia đình ông Hương, ông Hải, hiện khoảng 5 hộ dân khác ở xóm Đồng Cát cũng có giếng nước bị nhiễm mặn. Những ngày nóng nắng, nước trong giếng đóng thành ván muối nổi lềnh bềnh trên mặt. Ông Phạm Quang Trung, cán bộ địa chính xã An Lĩnh xác nhận tình trạng nước giếng của nhiều hộ dân ở xóm Đồng Cát bị nhiễm mặn lâu nay là có thật, nhưng chưa hiểu vì nguyên nhân gì. Theo ông Trung, chỉ có nước giếng ở xóm Đồng Cát mới xảy ra hiện tượng này, còn nước các giếng khác ở trong xã vẫn bình thường.

Về việc này, Tiến sĩ Trần Đắc Lạc, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa - chuyên gia địa chất, nhận định: Việc nước giếng ở xóm Đồng Cát, xã An Lĩnh bị nhiễm mặn có khả năng do người dân đào trúng tầng đất đá mà ngày xưa được hình thành trong biển.

Nếu đào qua tầng đất đá này, hoặc cạn hơn thì sẽ không bị nhiễm mặn. Vì vậy khi đào giếng, người thợ phải biết để tránh. Cũng theo tiến sĩ Trần Đắc Lạc, nước giếng ở xã An Lĩnh bị mặn chát là do gặp vị trí độ mặn tập trung tạo thành chỏm muối, cô đặt lại. Để biết nguồn nước các giếng này có chứa độc tố hay không thì ngành chức năng phải lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm.

Liên quan đến tình trạng nước nhiễm mặn, được biết hiện nay có 12/13 tỉnh thành ở miền Tây cũng bị “lũ mặn” tấn công. Trong đó, 8 địa phương đã công bố tình trạng thiên tai. Trên các sông chính trong khu vực, mặn vào sâu vài chục đến gần 100 km.

Gần 600.000 người thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm nghìn ha lúa đông xuân, vườn cây ăn trái, rau màu, vùng nuôi thủy sản... bị thiệt hại nghiêm trọng. Hạn mặn còn đe dọa 0,5 triệu ha lúa hè thu vụ tới không thể xuống giống được; tương đương 1 triệu hộ dân với khoảng 5 triệu người gặp khó.

Cụ thể, toàn vùng Bến Tre đang bị thiên tai gay gắt, gây thiệt hại nặng nhất trong 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước máy nhiễm mặn vượt mức cho phép nhiều ngày qua nên người dân phải mua nước sông của các sà lan, ghe lớn mang về từ các tỉnh xung quanh.

Kì lạ vùng núi cao Phú Yên cũng nhiễm mặn ảnh 2

Nước máy ở Bến Tre nhiễm mặn vượt ngưỡng cho phép, người dân phải mua nước sông. Ảnh: VNE

Để đáp ứng nhu cầu này, mỗi ngày ông Lương Văn Trung (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc) cùng nhiều người sang huyện Cái Bè, Tiền Giang - nơi mặn chưa xâm nhập tới - bơm nước sông vào ghe, tàu rồi chở về bán với giá 100.000 đồng mỗi khối.

Tuy nhiên, muốn đưa nước về nhà, người dân phải tốn thêm 100.000 đồng để thuê xe ba gác chở. Còn những hộ mua ít, mỗi can nhựa 20 lít (giá 5.000 đồng) phải thuê xe ôm chở mất 10.000 đồng.

Còn ở xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, nửa tháng nay gia đình anh Nguyễn Văn Luận đã hết rơm cho 7 con bò ăn. Giá rơm trên thị trường hiện là 2.000-2.500 đồng một ký (bằng nửa giá thóc), trong khi ruộng lúa không thể trổ bông vì thiếu nước nên anh Luận phải cắt lúa cho bò ăn.

"Mấy công ruộng nhà tui xa đầu kênh nội đồng nên phải canh con nước để đặt máy bơm. Nhưng cả tháng nay, nước kênh mặn chát không thể bơm được nên lúa khô héo dần. Tôi cắt lúa cho bò ăn dần mà đứt hết cả ruột. Vụ này cầm chắc lỗ hơn 15 triệu đồng, không biết lấy đâu tiền nuôi mấy đứa con đang ăn học", anh Luận nói.

Theo Dân Việt

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.