(Ngày Nay) - Cảnh thu (Autumn Landscape) là một kiệt tác mô tả thế giới tự nhiên bằng kính màu của Louis Comfort Tiffany. Tác phẩm hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1923 đến 1924, khắc họa ánh nắng chiều tà len lỏi qua những tán lá mùa thu.
(Ngày Nay) - Cuốn sách "The Lamps of Louis Comfort Tiffany" (tạm dịch: Những cây đèn của Louis Comfort Tiffany) của Martin Eidelberg đưa độc giả vào hành trình khám phá nghệ thuật chế tác đèn kính màu độc đáo. Những trang sách đi sâu vào lịch sử, phân loại và các họa tiết đèn của Tiffany, trong đó, họa tiết trái cây là một trong những điểm nhấn đặc biệt, mang đến vẻ đẹp rực rỡ và tinh tế.
(Ngày Nay) - Chuyến đi mười phút trên một chiếc xe buýt chạy dưới nước (vaporetto) từ trung tâm Venice (thành phố Đông Bắc nước Ý) nhanh chóng đưa các vị khách đến Murano, một hòn đảo nhỏ nơi nghề thổi thủy tinh cổ truyền vẫn được duy trì và sản xuất đến ngày nay.
(Ngày Nay) - Thủy tinh và nghệ thuật kính màu là một lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, đồng thời là lĩnh vực nghệ thuật và mỹ thuật ứng dụng quan trọng từ lâu đời gắn liền với đời sống con người ở mọi quốc gia.
(Ngày Nay) - Nghệ thuật tranh kính trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và thay đổi cùng với sự thay đổi kỹ nghệ sản xuất kính và làm tranh kính. Nhưng xét cho cùng, công nghệ làm tranh kính hiện đại hôm nay, từ việc chế ra kính màu, phương pháp cắt gọt các mảnh kính, đến gắn kính bằng những chiếc khung kim loại… vẫn không có gì khác so với thời Trung Cổ.
(Ngày Nay) - Bà Arlie Sulka, chuyên gia về nghệ thuật của Tiffany sẽ cho chúng ta hiểu hơn về sự khác biệt giữa các dự án kinh doanh của Charles Lewis Tiffany, người thành lập Tiffany & Co. vào giữa thế kỷ 19 và con trai của ông, Louis Comfort Tiffany, người đã thành lập Tiffany Studios vào năm 1902. Công ty của cả hai đều có tên "Tiffany", nhưng những điểm tương đồng chỉ dừng lại ở đó.
(Ngày Nay) - Trong cuốn "The Essential - Louis Comfort Tiffany" (tạm dịch: Những điều cần biết về Louis Comfort Tiffany), tác giả William Warmus - nhà văn, nhà phê bình, cựu giám tuyển tại Bảo tàng Thủy tinh Corning (New York) đã chỉ ra một số điểm đặc trưng, phần nào có thể giúp giới mộ điệu, cùng những người đem lòng ngưỡng mộ sự lung linh huyền ảo của kính Tiffany nhận diện được những tuyệt tác nguyên gốc.
(Ngày Nay) - Cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 2011 của nữ tác giả Susan Vreeland (1946-2017) có tựa đề "Clara and Mr.Tiffany" (Clara và Quý ngài Tiffany) kể về câu chuyện cuộc đời của Clara Driscoll, một nghệ sĩ tài năng, người phụ nữ bí ẩn đứng sau những kiệt tác đèn Tiffany. Trong một cuộc trò chuyện với báo giới khi "Clara và Quý Ngài Tiffany" vừa ra mắt, Susan Vreeland đã trải lòng về cuốn tiểu thuyết và suy nghĩ của riêng bà về sự nghiệp viết lách của mình.
(Ngày Nay) - Bảo tàng Driehaus được Richard H. Driehaus (1942-2021) thành lập vào năm 2003, là một trong những món quà lớn nhất mà ông dành cho người dân Chicago. Bộ sưu tập của Bảo tàng phản ánh và được truyền cảm hứng từ sở thích sưu tập và tầm nhìn của người sáng lập, ông Richard H. Driehaus quá cố. Trong số đó, các đồ vật của Louis Comfort Tiffany, cũng như nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế theo trường phái Art Nouveau khác, là trung tâm của bộ sưu tập của Bảo tàng.
(Ngày Nay) - Bảo tàng Nghệ thuật và Văn hóa Tây Bắc (Northwest Museum of Arts and Culture - MAC) đã trưng bày hơn 60 báu vật từ Bộ sưu tập của Richard H. Driehaus, được tạo ra trong suốt 30 năm sự nghiệp lừng lầy của nhà thiết kế bậc thầy Louis Comfort Tiffany. Triển lãm được diễn ra từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022. Các vật được lựa chọn trưng bày bao gồm cửa sổ kính màu, đèn, chân nến, bình hoa và các phụ kiện khác.
(Ngày Nay) - Từ thời Trung Cổ, nghệ thuật trang trí sử dụng kính màu đã và đang nâng tầm giá trị các tòa nhà, công trình trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm. Vật liệu này đã vượt ra ngoài khuôn khổ ban đầu, khi thường chỉ ứng dụng trong các nhà thờ và các di tích linh thiêng. Ngày nay, không có gì lạ khi công chúng có thể chiêm ngưỡng những kiệt tác kính màu trong các không gian văn hóa, khách sạn, phòng trưng bày nghệ thuật và thậm chí cả các trung tâm mua sắm.
(Ngày Nay) - Bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại, các cửa sổ kính màu nhanh chóng trở thành một nét đặc trưng trong trang trí của các nhà thờ, thánh đường và các tòa nhà Công giáo, đặc biệt là trong thời Trung cổ. Qua nhiều thế kỷ, kính màu dần xuất hiện nhiều hơn ở các nhóm tôn giáo và phi tôn giáo khác, như bên trong những nhà thờ Hồi giáo hay các tòa nhà hiện đại.