Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 2011 của nữ tác giả Susan Vreeland (1946-2017) có tựa đề "Clara and Mr.Tiffany" (Clara và Quý ngài Tiffany) kể về câu chuyện cuộc đời của Clara Driscoll, một nghệ sĩ tài năng, người phụ nữ bí ẩn đứng sau những kiệt tác đèn Tiffany. Trong một cuộc trò chuyện với báo giới khi "Clara và Quý Ngài Tiffany" vừa ra mắt, Susan Vreeland đã trải lòng về cuốn tiểu thuyết và suy nghĩ của riêng bà về sự nghiệp viết lách của mình.
Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany'

Trong bối cảnh không thể nào quên của New York hoa lệ những năm cuối thế kỷ 19, Thời đại Mạ vàng với những buổi khiêu vũ, những vở kịch opera đến sự nghèo đói của người nhập cư ở khu Lower East Side, Susan Vreeland đã thổi sức sống vào một tác phẩm nghệ thuật phi thường, vén màn bí ẩn đưa một người phụ nữ từng nằm ở phía bóng tối sau những ánh đèn Tiffany, trở thành nhân vật sống động với một cuộc đời đầy màu sắc.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 1

Tại New York, giữa năm 1892 và 1902, Clara Driscoll và các nữ nghệ nhân của Công ty Trang trí và Thủy tinh Tiffany đã sáng tạo ra những chiếc đèn thủy tinh kết hợp với đồng rất được yêu thích, và vẫn còn được săn đón cho đến tận ngày nay.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 2

Nữ tác giả Susan Vreeland

"Clara và Quý Ngài Tiffany" là một tác phẩm hư cấu dựa trên nhân vật và sự kiện có thật

Năm 1893, và tại Hội chợ Thế giới Chicago, Louis Comfort Tiffany ra mắt công chúng bằng một cuộc triển lãm sáng tạo về các cửa sổ kính màu, một sự kiện tôn vinh công việc kinh doanh của gia đình, đồng thời giúp ông có một vị trí trên sân khấu nghệ thuật quốc tế.

Còn ở khuất đằng sau hậu trường trong studio ở New York của ông là Clara Driscoll, người đứng đầu bộ phận nữ giới. Không được công chúng biết đến rộng rãi như Tiffany, nhưng Clara là khối óc và đôi tay đã trực tiếp thiết kế nhiều mẫu chao đèn, cửa sổ kính màu cùng các đồ nội thất để bàn mang tính biểu tượng của thương hiệu này.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 3

Cảm hứng thiết kế đèn đến với Clara khi bà nhìn thấy một bức tranh tả cảnh lễ rửa tội làm từ thủy tinh và khảm. Bà nghĩ đến việc giảm kích thước bức tranh xuống để vừa cỡ một chiếc đèn, và cho rằng sẽ thật đáng yêu nếu có thể để "những con bướm vàng bao bọc lấy mặt trời", những thiết kế này phù hợp hoàn hảo với tình yêu dành cho thiên nhiên, ánh sáng và màu sắc của Tiffany.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 4

Trong cuốn sách, Ngài Tiffany đã tâm sự về kế hoạch mở rộng mới của mình với Clara Driscoll - vốn được xem là người có công trong việc mở rộng sang đèn Tiffany kính màu - và về việc ông đang quan tâm đến đồng hồ: "Những người không đủ tiền mua cửa sổ có thể mua đồng hồ, điều đó sẽ mang lại vẻ đẹp cho nhiều ngôi nhà hơn. Lúc nào đó, Clara, hãy thiết kế cho tôi một chiếc đồng hồ khiến mọi người quý trọng thời gian".

Clara đã làm việc và đấu tranh với mong muốn được công nhận, trước những thử thách dường như không thể vượt qua mà bà phải đối mặt với tư cách là một phụ nữ. Clara cũng trân trọng tình yêu và sự đồng hành, dành cho năm người đàn ông theo những cách thức biểu hiện khác nhau, bao gồm cả với Tiffany, người luôn thực thi một chính sách nghiêm ngặt: ông không thuê phụ nữ đã kết hôn và bất kỳ ai kết hôn trong thời gian làm việc đều phải từ chức ngay lập tức.

Cuối cùng, giống như nhiều phụ nữ khác, nhân vật Clara phải quyết định điều gì khiến bà hạnh phúc nhất — sự nghiệp hào hoa với đôi bàn tay của bà hay thế giới cá nhân với trái tim và hạnh phúc đời thường.

---

PV: Dường như Tiffany luôn khuyến khích các nghệ nhân tìm kiếm và chiêm ngưỡng cái đẹp.

Susan Vreeland: Tiffany muốn mọi người sống và nhìn ngắm thế giới với đôi mắt của chính mình, ông đánh giá cao vẻ đẹp trong tự nhiên và cả trong những món đồ nhân tạo. Đối với ông, thiên nhiên chính là tuyệt tác không giới hạn của Chúa, tạo vật từ thiên nhiên cũng mang tính tâm linh và tràn đầy cảm hứng như những hình ảnh trong Kinh thánh. Tiffany muốn công chúng, không chỉ những người giàu có, nhìn thấy nghệ thuật của Tiffany có khả năng truyền tải vẻ đẹp của thiên nhiên. Khi tôi nhìn thấy cửa sổ Tiffany trong các nhà thờ trên khắp Hoa Kỳ, tôi có cảm giác tinh thần cũng trở nên tốt hơn rất nhiều.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 5

PV: Đây [Bối cảnh trong sách] là thời kỳ xuất hiện và gây dấu ấn của các nghệ nhân nữ?

Susan Vreeland: Phụ nữ có thể tham gia vào các xưởng thủ công mà không bị tổn hại gì đến địa vị xã hội, đó là một ý tưởng kỳ lạ mà chúng tôi thậm chí phải xem xét (kỹ càng các tư liệu lịch sử). Tiffany nảy sinh ý tưởng thuê những người phụ nữ từ Candace Wheeler, người sáng lập Hiệp hội Nghệ thuật Trang trí, nơi đã giúp phụ nữ đào tạo về nghệ thuật ứng dụng. Khi chứng kiến ​​những người phụ nữ làm việc cho Wheeler, Tiffany thấy được sự khéo léo và nhạy cảm của họ với màu sắc.

Vì vậy, ở đây chúng ta có sự chuyển đổi từ thời kỳ phụ nữ chỉ dệt và đan trong nhà sang bắt đầu sản xuất hàng dệt cho thị trường mở. Cho đến thời điểm đó, nghệ thuật thủy tinh được coi là một hoạt động chỉ dành cho nam giới.

PV: Xe đạp của Clara dường như là một phần quan trọng trong cuộc sống của cô ấy xuyên suốt tác phẩm.

Susan Vreeland: Susan B. Anthony (nhà hoạt động nữ quyền) đã nói rằng chiếc xe đạp có tác dụng giải phóng phụ nữ nhiều hơn bất kỳ thứ đơn lẻ nào khác. Xe đạp đã gắn liền với tâm hồn phụ nữ thời bấy giờ như một biểu tượng của sự giải phóng thực tế. Phụ nữ có thể đi nhiều nơi, mặc váy ngắn hơn để điều khiển xe đạp một cách độc lập.

"Tôi cho rằng việc đạp xe là hoạt động mang tính giải phóng cho phụ nữ hơn bất kỳ điều gì trên thế giới. Tôi vui mừng mỗi khi nhìn thấy một người phụ nữ trên chiếc xe đạp, bởi đây chính là hình ảnh của một người phụ nữ tự do, không bị bó buộc..."

Nhà hoạt động xã hội Susan B.Anthony, 1896

PV: Điều quan trọng mà chúng ta rút ra từ cuốn tiểu thuyết về ảnh hưởng của yếu tố thương mại và công nghệ đối với nghệ thuật trong thế giới ngày nay là gì?

Susan Vreeland: Ngay cả khi công nghệ và thương mại lên ngôi, nghệ thuật không thể bị chối bỏ. Nghĩ về việc giáo dục nghệ thuật có thể bị loại bỏ bất cứ lúc nào chúng ta gặp khó khăn về ngân sách giáo dục trong các trường học, tôi phải đứng lên và nói rằng: kể cả có rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp, ngay ở khu dân cư Lower East Side của Manhattan, cách Tiffany Studios mười dãy nhà, vẫn tồn tại nghệ thuật và sáng tạo ở bên trong.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 6

PV: Bà đã lồng ghép những chi tiết có thật trong lịch sử và sự sáng tạo riêng của mình để viết nên câu chuyện này như thế nào?

Susan Vreeland: Tôi sử dụng các cảnh hư cấu để minh họa thời gian, các vấn đề và sự nhạy cảm. Ví dụ, cuộc biểu tình của Những cô gái Tiffany (Tiffany Girls) là sáng tạo của tôi. Tôi tưởng tượng Clara đã yêu thương những cô gái làm việc cho mình, và cam kết của Clara với cuộc sống mưu sinh của họ, với thái độ khác mà bà đã thể hiện trong các bức thư của mình trong thực tế. (Theo tưởng tượng như vậy), như một lẽ tự nhiên, các cô gái sẽ nổi dậy chống lại cuộc tấn công của cánh đàn ông bằng những hành động công khai. Tôi đã quyết định đưa vào chi tiết họ tiến hành biểu tình.

Còn trong thực tế, các lá thư gửi cho gia đình ở Ohio của Clara viết về cuộc đình công của những người đàn ông và cách giải quyết cuối cùng của Tiffany.

Trên thực tế, sự cạnh tranh giữa hai nhóm công nhân nữ và nam giới tại Tiffany Studios đặc biệt trở nên gay gắt khi vào năm 1903, công đoàn thợ thủy tinh nam đã đòi đình công nếu Tiffany không sa thải các nhân viên nữ. Bởi họ nhận thức một cách rõ rệt rằng Driscoll và Những cô gái Tiffany là mối đe dọa với sự thống trị ở phân xưởng của họ.

Tuy nhiên, Tiffany đã ủng hộ giới nữ. Ông hiểu giá trị thực sự từ những người nghệ nhân có óc thẩm mỹ nhạy bén này và tính toán những thiệt hại có thể xảy ra nếu đánh mất họ. Tiffany giữ vững quan điểm cho tới cuối cùng khi đạt được thỏa thuận với công đoàn: cho phép Những cô gái Tiffany tiếp tục làm công việc của mình trong phạm vi các xa xỉ phẩm như chao đèn, cửa sổ và đồ khảm thủy tinh. Dù vậy, giới nữ cũng phải đánh đổi bằng số lượng công nhân bị giới hạn ở mức 27 người.

Những chia sẻ của nữ tác giả Susan Vreeland về cuốn tiểu thuyết 'Clara và Quý ngài Tiffany' ảnh 7

PV: Là một cựu giáo viên ở San Diego, bạn có thông điệp gì cho các học trò cũ và cho độc giả của bạn ngày nay?

Susan Vreeland: Đừng để việc làm cha mẹ, công việc hay toàn bộ sự nghiệp ngăn cản việc đọc sách của bạn. Lời khuyên của tôi cho bất kỳ sinh viên nào, cho dù người đó hướng tới sự nghiệp viết lách, hay hướng tới sự nghiệp sửa ống nước, cũng giống nhau. Đọc văn hay. Và luôn thử thách bản thân.

Các Sách khác nổi bật của Susan Vreeland có thể kể đến: "The Girl in Hyacinth Blue" 1999, "The Forest Lover" (Người yêu rừng) 2004, "The Passion of Artemisia" (Niểm đam mê của Artemisia) 2002,...

Theo KPBS, Goodreads
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?