KSV chứng minh lời khai về Oceanbank của Đinh La Thăng không đúng

(Ngày Nay) - Khi đại diện VKS dẫn số liệu Oceanbank làm ăn không hiệu quả như lời khẳng định, ông Thăng nói đó là thông báo nội bộ của ngân hàng, sau khi chuyển công tác, ông không nắm được.
Đại diện VKS tại phiên xử. Ảnh: P.Đ.
Đại diện VKS tại phiên xử. Ảnh: P.Đ.

Sáng 20/3, phiên xử sơ thẩm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ khi góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) bước sang ngày làm việc thứ hai. HĐXX và đại diện VKS tiếp tục xét hỏi các bị cáo, nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Mặc sơ mi trắng, bị cáo Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí) khá bình thản khi lên bục trả lời xét hỏi của đại diện VKS.

Đề nghị nói rõ có hoặc không

Trả lời câu hỏi đến thời điểm hiện nay, theo bị cáo 800 tỷ PVN đầu tư vào Oceanbank có thu hồi được không? Ông Thăng nói Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm nhận và hoàn trả vốn. Tất cả các khoản đầu tư đều có hiệu quả, bảo toàn và phát triển.

Cho rằng ông Thăng không trả lời đúng trọng tâm, nữ kiểm sát viên ngắt lời, đề nghị nói rõ là có hoặc không. Sau vài giây suy nghĩ, ông Thăng nói tháng 11/2011 bị cáo không còn ở Tập đoàn dầu khí nên biết hay không biết không thuộc trách nhiệm của ông.

"Khi bị cáo ký nghị quyết về việc tham gia góp vốn vào Oceanbank đã được Thủ tướng phê duyệt chưa", đại diện cơ quan công tố hỏi tiếp. Bị cáo Đinh La Thăng nói ông ký quyết định có nội dung thống nhất báo cáo Thủ tướng mua cổ phần Ngân hàng Đại Dương. Nghị quyết này chỉ có giá trị khi Chính phủ đồng ý. Thực tế sau khi Thủ tướng đồng ý 3 tháng, Tập đoàn dầu khí mới mua cổ phần.

Nữ kiểm sát viên một lần nữa ngắt lời bị cáo 58 tuổi. Dẫn Nghị định 142 về quy định trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư ra ngoài công ty mẹ, đại diện cơ quan công tố hỏi khi ký nghị quyết về việc tham gia góp vốn vào Oceanbank đã được Thủ tướng phê duyệt chưa?

"Không có quy định nào mà Thủ tướng phê duyệt hiệu lực các nghị quyết hội đồng quản trị cả”, ông Thăng đáp còn kiểm sát viên cho rằng đó là suy nghĩ cá nhân của cựu Chủ tịch PVN.

Ông Thăng giải thích, HĐQT chỉ thống nhất báo cáo Thủ tướng về việc mua một phần Ngân hàng Đại Dương. Sau khi Thủ tướng đồng ý, PVN mới mua cổ phần. HĐQT thống nhất chủ trương mua cổ phần, tăng vốn điều lệ Oceanbank.

Vậy thống nhất chủ trương góp vốn khi chưa có ý kiến của Thủ tướng là đúng hay sai? Trong nghị quyết đó có nhiều nội dung, trong đó có việc báo cáo tình hình Oceanbank đến 30/9 nên chưa thể quyết định để đầu tư được mà phải tiếp tục báo cáo. Thứ hai đó là nghị quyết nội bộ, đầu tư ra ngoài phải tuân thủ pháp luật và báo cáo Thủ tướng.

Nghị quyết đó có căn cứ ý kiến Thủ tướng không? Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng nghị quyết này chưa cần ý kiến Thủ tướng vì văn bản không có tính chất quyết định việc góp vốn vào Oceanbank. Tập đoàn chỉ quyết định đầu tư ra ngoài công ty mẹ khi Thủ tướng đồng ý.

Vậy quyết định đầu tư đó được HĐQT ban hành khi nào, số bao nhiêu?. Trả lời câu hỏi, bị cáo Thăng nói, quyết định đầu tư do Tổng giám đốc ban hành, có đợt không ra nghị quyết nhưng HĐQT ký vào tờ trình.

Nghị quyết có tính chất bắt buộc phải thi hành không? Nghị quyết có tính chất bắt buộc trong nội bộ Tập đoàn dầu khí nhưng có những nghị quyết cần phải được sự đồng ý của cơ quan có Nhà nước thẩm quyền thì mới đủ căn cứ pháp lý. Không có quy định nào cần thiết hay không cần thiết báo cáo Thủ tướng.

Ông Thăng lý giải HĐTV phải báo Thủ tướng theo luật khi đầu tư ra ngoài công ty mẹ. Nghị quyết đó được thực hiện bằng quyết định đầu tư. Cựu Chủ tịch PVN nói việc ký nghị quyết chỉ là chủ trương, chưa phải giai đoạn đầu tư. Trong việc này Tập đoàn Dầu khí thực hiện đúng quy định pháp luật.

Sau một số câu hỏi, đại diện VKS nhận định khi ký ủy quyền tham gia góp vốn lần 2 (300 tỷ), bị cáo chưa xin ý kiến Thủ tướng, không thực hiện yêu cầu của bộ ngành.

'PVN đánh giá Oceanbank có hiệu quả là không có căn cứ'

Khi VKS cho biết không có gì để hỏi, bị cáo Thăng xin trình bày thêm. Cựu Chủ tịch PVN cho biết việc đánh giá hoạt động ngân hàng Oceanbank được tính bằng cổ tức chia hàng năm và số tiền về tài khoản Tập đoàn dầu khí là tiền thật. Do đó, bị cáo mong HĐXX, VKS xem xét bởi ông chuyển công tác 8/2011 nhưng 3 năm sau ngân hàng Oceanbank vẫn được chia cổ tức và cơ quan liên quan khẳng định ngân hàng này kinh doan có lãi. Ông Thăng khẳng định việc đầu tư này đúng chủ trương.

VKS truy vấn có công văn thông báo ý kiến của Chính phủ yêu cầu thực hiện quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tài chính cũng yêu cầu PVN thực hiện một số nội dung trước khi góp vốn, vậy Tập đoàn dầu khí có thực hiện không? Ông Thăng cho rằng nội dung công văn chỉ mang tính khuyến cáo. Thực tế toàn bộ nội dung Bộ Tài chính yêu cầu đã được Tập đoàn Dầu khí thực hiện trước đó.

Nêu văn bản ngày 14/10/2008 của Bộ Tài chính có nội dung: Để đảm bảo tính hiệu quả đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho các hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư…. Nữ kiểm sát đề nghị bị cáo Thăng cho biết văn bản trên có tính chất khuyến cáo hay đề nghị?

"Bị cáo hiểu đây là một sự khuyến cáo. Vì Bộ Tài chính không yêu cầu báo cáo Bộ Tài chính hay Thủ tướng mà chỉ khuyến cáo xem xét", bị cáo sinh năm 1960 nói.

HĐQT có báo cáo Chính phủ về việc thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính không? Ông Thăng đáp văn bản của Chính phủ không yêu cầu báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài chính nên PVN không báo cáo lại. Văn bản của Thủ tướng giao các bộ ngành kiểm tra giám sát, nếu các bộ ngành yêu cầu, Tập đoàn dầu khí sẵn sàng báo cáo theo quy định.

Về kết luật thanh tra tháng 12/2012 của cơ quan giám sát thanh tra Ngân hàng Nhà nước, ông Thăng nói đã chuyển công tác hơn một năm nên không biết. Thời gian ở dầu khí, tất cả các báo cáo thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập, báo cáo của HĐQT và người đại diện vốn ở Oceanbank đều cho thấy hoạt động Ngân hàng Đại Dương rất tốt.

Tuy nhiên, VKS viện dẫn thông báo kết luận thanh tra thực trạng tài chính Oceanbank hết tháng 3/2012 thể hiện vốn sở hữu là 3.200 tỷ đồng (giảm 1.500 tỷ so với báo cáo tài chính) và lỗ lũy kế hơn 920 triệu đồng. Ngoài ra, theo báo cáo số liệu của Oceanbank đến hết năm 2011, lợi nhuận chưa phân phối lãi hơn 490 triệu đồng nhưng theo số liệu thanh tra là âm hơn 1,1 tỷ đồng. "Hôm qua, bị cáo khai PVN đánh giá đầu tư vào Oceanbank có hiệu quả là không có căn cứ”, kiểm sát viên khẳng định.

Ông Thăng cho rằng đó là thông báo nội bộ của ngân hàng, sau khi chuyển công tác, bị cáo không nắm được. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Oceanbank được cơ quan kiểm toán độc lập, thanh tra, giám sát và đánh giá hàng năm.

Trước lời về giá trị trường cổ phần Oceanbank, nữ viện kiểm sát yêu cầu ông Thăng dừng phần trình này. Ngay sau đó, cựu Chủ tịch PVN lập tức phản ứng: “Nếu như vậy thì bị cáo có quyền trình bày lại là lúc đó Ngân hàng Đại Dương đang hoạt động hiệu quả, chia cổ tức đến 16%...".

Nhiều bị cáo nói không biết vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

Một ngày trước, trả lời câu hỏi của thẩm phán, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định 2 lần góp vốn 400 tỷ và 300 tỷ vào Oceanbank là đúng chủ trương, không vi phạm pháp luật.

Về lần góp vốn thứ 3 (100 tỷ), các bị cáo dưới quyền của ông Thăng như Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm (đều là nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí) nói không biết việc này vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nên đồng ý với chủ trương tăng vốn.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai đã đưa 180 tỷ đồng cho Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tài chính và kiểm toán PVN) để chăm sóc khách hàng, tuy nhiên giao dịch này không có giấy tờ chứng minh.

Theo cáo trạng, ông Thăng và 5 người khác gồm: Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên HĐTV PVN), Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN), Nguyễn Thanh Liêm (nguyên thành viên HĐTV PVN) và Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN) bị truy tố về 2 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quyết định góp vốn vào Oceanbank dù biết năng lực yếu kém của ngân hàng này và ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng, không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn…Cáo trạng quy kết, bị cáo Đinh La Thăng có vai trò lớn nhất trong việc làm thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN. Thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, ông Thăng đã ký thỏa thuận hợp tác tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Oceanbank) không thông qua HĐQT.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.