Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lĩnh Bưởi được coi như một thứ vải sang trọng và “sành điệu” nhất của thời bấy giờ.
Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam

“Nhắn ai tẩy hội kinh thành .Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về.” Câu ca dao ngọt ngào như nhắc ta nhớ về một sản phẩm truyền thống cao cấp của kinh thành Thăng Long xưa. Sản phẩm đó xưa kia được dệt bởi bàn tay tài hoa của người dân làng Trích Sài (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ ) và làng Bái Ân, Dâu, Nghè, Tân (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy- Hà Nội).

Truyền thuyết về bà chúa lĩnh Bưởi

Chuyện kể rằng thời vua Lê Thánh Tông, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành thắng trận. Vua Chiêm Thành đã hiến cho một số người đẹp, trong đó có một cô gái sau này mang tên Việt là Phạm Thị Ngọc Đô.

Vua Lê Thánh Tông rất yêu mến nàng nhưng để gái Chiêm ra vào cung cấm Việt e không tiện nên ban cho nàng Ngọc Đô vùng đất Trích Sài. Nơi đây cảnh đẹp, dân lành lại có khoảng đất rộng trên bảy chục mẫu làm hoa lợi nên gọi là Thiên Niên Trang. Nàng Ngọc Đô đã nhập tịch Trích Sài gây dựng Thiên Niên Trang và cùng với hai mươi bốn thị tì, vũ nữ Chiêm mở mang nghề dệt lĩnh.

Thời điểm bà chúa người Chăm mang bí quyết của nghề dệt lĩnh từ quê nhà ra vùng Kẻ Bưởi - Thăng Long, bà còn đem cả nghề dệt lĩnh Chiêm Thành truyền dạy cho dân khắp vùng. Với cái tâm truyền nghề cộng với sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo của người dân nơi đây đã góp phần xây dựng nên một thương hiệu vải nổi tiếng không chỉ trong phạm vi của đất nước mà còn vượt ra ngoài biên giới.

Ít lâu sau bà qua đời, nhớ công ơn của người con gái tài ba bạc mệnh, người dân làng Trích Sài đã lập miếu thờ Bà chúa dệt lĩnh. Trong miếu có đôi câu đố ngày nay chỉ còn lại một vế là: “Chức nữ cơ truyền mĩ nghệ” (cô gái truyền cho nghề quý).

Hàng năm cứ vào ngày mùng năm tháng giêng dân làng lại tổ chức lễ tế để tưởng nhớ công lao của bà. Bài chầu văn khi tế còn lưu truyền có đoạn: “Nhờ đức thiên tôn dạy nết cửu canh. Chân giày tay dệt đã nhanh. Văn chương có chữ rành rành bởi ai… Quay tơ lụa chỉ nhiều đường, dọc theo dậm mắt dệt ngang có mành”.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 1

Tượng thờ bà chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô ở Chích Sài,

phường Bưởi, quân Tây Hồ ,Hà Nội

Lĩnh Bưởi, thời trang vang bóng một thời

“Quần lĩnh, áo the mới, tay em cầm chiếc nón quai thao, chân đi em đi đôi guốc cao cao…” Giới trẻ bây giờ vẫn ngân nga câu hát trên trong bài “Em đi chùa Hương” nhưng chắc chắn rằng có rất ít người có thể hình dung nổi thế nào là quần lĩnh, áo the?

Tìm lại trong sử liệu và trong trí nhớ của các cụ cao niên thì những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lĩnh Bưởi được coi như một thứ vải sang trọng và “sành điệu” nhất của thời bấy giờ.

Lĩnh Bưởi mặc nhiên được xếp vào hàng vải chỉ dành cho những gia đình quan lại và gia đình giàu có. Đỉnh cao thời trang của những cô gái Hà Thành quyền quý ngày ấy chính là tóc vấn đuôi gà, áo the, quần lĩnh và chân đi hài.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà các bà, các cô nhà quyền quý lại xếp hạng lĩnh Bưởi vào hàng thời trang thời thượng. Khi diện một trang phục được may bằng lĩnh Bưởi, người mặc mới có thể cảm nhận được tính chất nhẹ bỗng, không dính, không nhàu. Sự óng ả, bóng mượt của những đường tơ làm tôn lên vẻ đẹp “thắt đáy lưng ong” của cô gái Hà Thành.

Tính chất mềm, nhẹ, dễ bay, sóng sánh theo mỗi bước chân đi, tạo cho người con gái kinh kỳ một vẻ yêu kiều, quyến rũ. Những người thợ dệt tài hoa của đất Bưởi cũng đã gạn lấy những tinh hoa của đất trời, của thiên nhiên để hợp lại trên khung cửi rồi hoạ nên bức tranh của cỏ cây, hoa lá.

So với các loại vải khác, để dệt được một tấm lĩnh đòi hỏi sự công phu cả về sức người lẫn thời gian, kĩ thuật. Ngay từ trong khâu chọn nguyên liệu để dệt lĩnh, chúng ta đã thấy sự cầu kỳ.

Trong 5 sợi tơ để làm lụa thì chỉ có 2 sợi tốt nhất làm được lĩnh. Sau khi phân loại, những sợi tơ có chất lượng tốt nhất được đem đi hồ dọc để sợi tơ không bị bông. Hồ xong, tơ mới được mắc lên trục.

Khi đó, chất lượng tấm lĩnh như thế nào phụ thuộc hết vào tài nghệ của người dệt lĩnh. Khác với dệt lụa chỉ có 2 chuyên đòn, để dệt được 1 tấm lĩnh trơn phải có 5 chuyên đòn (chuyên đòn được làm bằng ngọn tre). Chính sự kỳ công này đã tạo nên khả năng bắt sáng diệu kỳ cho tấm lĩnh. Dệt lĩnh trơn đã khó, dệt lĩnh hoa chanh còn khó hơn. Khung dệt phải mắc thêm một thứ go hoa và phải thêm một người thợ để cài hoa, phối hợp với người dệt lĩnh ngồi dưới. Do công nghệ dệt lĩnh bắt nguồn từ người Chăm quanh năm sống ở vùng nắng gió nên chất liệu lĩnh thật mát và nhẹ.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 2

lĩnh hoa chanh. Nguồn: internet.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 3

Nguyên sơ nhất chính là tấm lĩnh trắng, bề mặt bóng mịn, nâng lên tay thấy nhẹ như không, nắm trong lòng bàn tay, lúc thả ra không nhàu nhĩ. Lâu công nhất phải kể đến lĩnh đen. Để có tấm lĩnh trơn, đen nhánh, óng mượt cho các bà, các cô may quần, sau khi dệt xong tấm lĩnh mộc người thợ đem chuội trắng, nhuộm chàm. Suốt trong vòng 7 ngày sau đó, mỗi ngày phải nhuộm năm lần trong nước lá bàng, rồi trát bùn phơi khô. Hôm sau đem giặt, rồi lại tiếp tục nhuộm trong nước lá bàng cho đen khi tấm lĩnh đạt “35 thâm, 7 thố”. Sau đó, đem hồ để tăng thêm sức bền của sợi. Tấm lĩnh lại được cuốn lại lấy chày gỗ “nghè” cho mềm. Lĩnh vùng bưởi ngày xưa thường được mang vào Huế, Sài Gòn nhộm tía rồi mới đem ra bán, thường gọi đó là lĩnh tía.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 4

Sự nổi tiếng của lĩnh Bưởi xưa là vậy, giờ đây chỉ còn trong kí ức của những người lớn tuổi. Có nhiều người khi nhắc đến lĩnh Bưởi chỉ buông tiếng thở dài trong sự nuối tiếc, xót xa. Theo như kể của nghệ nhân Phùng Văn Thiêm (nghệ nhân dệt Lĩnh cuối cùng của Kẻ Bưởi) thì mét lĩnh cụ dệt lần cuối là vào năm 1947. Kể từ đó đến nay cũng đã hơn nửa thế kỉ và lĩnh Bưởi đã đi vào hồi ức “Vang bóng một thời”.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 5

Kỳ 2: Sự hồi sinh lĩnh Bưởi

Lê Hằng

VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Ninh Thuận kỳ vọng vào du lịch đồng quê.
Ninh Thuận kêu gọi "hiến kế" chính sách đột phá cho du lịch
(Ngày Nay) - Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: Chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm về du lịch; đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch… cùng với tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.