Làm bao nhiêu tiếng thì đủ?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Mấy năm trước, tôi từng đề cập cuốn Tâm lý người An Nam, trong đó Paul Giran có một ý rất giống suy nghĩ của cụ Tản Đà và cụ Phan Chu Trinh khi viết về người Việt: MỘT DÂN TỘC LƯỜI BIẾNG, ít khi làm việc gì đến đầu đến đũa, mong muốn của người Việt thiên về hội hè đánh chén, thích chơi hơn làm. Và người Việt trong quá khứ thường không đạt được mục tiêu nào cần sự nỗ lực trong thời gian quá dài, dễ bằng lòng và thích hưởng thụ các vui thú gia đình dễ dãi...
Làm bao nhiêu tiếng thì đủ?

Vừa qua, lại có đề nghị quy định giảm giờ làm của người lao động trong khu vực doanh nghiệp, xuống 44 giờ/tuần và tiến tới 40 giờ/tuần như khu vực công.

Trung Quốc đã không thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu không có sự lao động chăm chỉ đến kinh ngạc của cả tỷ dân. Nhật Bản không thể hồi phục và trở thành cường quốc kinh tế nếu người dân Nhật không chăm chỉ làm việc 10-12 tiếng mỗi ngày trong hàng thập kỷ. Hàn Quốc và Singapore còn là những tấm gương soi chiếu rõ ràng hơn về sự chăm chỉ.

Còn các báo cáo về chất lượng và hiệu suất lao động của người Việt hiện nay, dù từ ILO hay các công ty nghiên cứu, chưa có báo cáo nào có chỉ số tích cực.

Không có gì cần bàn cãi về sự cần thiết nâng cao năng suất chất lượng lao động. Nhưng trước khi nâng cao được năng suất lao động, trước khi nói đến chuyện làm việc thông minh, trước hết cần làm việc chăm chỉ, làm việc miệt mài, làm việc có trách nhiệm.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.