Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ kho hàng lậu tại Lào Cai

(Ngày Nay) - Mới đây, thông tin với báo chí liên quan đến vụ việc trên, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho rằng, có sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng.
Lực lượng QLTT tổ chức khám xét kho chứa hàng tại Lào Cai ngày 9/7. Ảnh Tuấn Linh.
Lực lượng QLTT tổ chức khám xét kho chứa hàng tại Lào Cai ngày 9/7. Ảnh Tuấn Linh.

Theo ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), tình hình buôn lậu, hàng giả ngày càng nhức nhối với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là đang trong giai đoạn dịch COVID-19 tạm được kiểm soát ở Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng chức năng toàn quốc đã xử lý gần 138.400 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 15.700 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái), qua đó khởi tố 1.497 vụ, với 1.800 đối tượng.

Ông Thế thẳng thắn nêu ra thực trạng một số đơn vị chưa làm tốt công tác chính trị tư tưởng, thiếu kiểm tra giám sát, để cán bộ, chiến sỹ tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bị xử lý, kỷ luật. Bên cạnh đó, một số đơn vị chức năng chưa làm tốt công tác nắm tình hình, chưa chủ động trong đấu tranh, còn để xảy ra một số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa tại địa bàn, lĩnh vực phụ trách, gây bức xúc trong dư luận.

“Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, quần áo, đồ chơi, hàng điện tử... Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm là ma túy vẫn phức tạp, tập trung chủ yếu ở Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên… Các đối tượng buôn lậu manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện", ông Thế cho hay.

Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ kho hàng lậu tại Lào Cai ảnh 1

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia. Ảnh Tuấn Linh

Trả lời phóng viên về việc có tình trạng cán bộ, chiến sĩ tiếp tay cho buôn lậu từ đầu năm tới nay, thuộc lực lượng nào, vụ việc nào, ông Thế nói rằng, vụ để kho 10.000m2 chứa hàng bất hợp pháp tồn tại ở Lào Cai gần 2 năm như vậy mà lực lượng chức năng ở địa phương, chủ yếu là Quản lý thị trường không hay biết. “Chúng tôi đã tham mưu lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xử lý trách nhiệm cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Vụ việc vẫn đang được xác minh, làm rõ, kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân. Chúng tôi đang đeo bám, sẽ thông báo kết quả cuối cùng tới báo chí” - Ông Đàm Thanh Thế nhấn mạnh.

Bên cạnh công tác thi đua, khen thưởng, Văn phòng Thường trực cũng tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị quản lý địa bàn, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân. 

Lý giải việc “Tại sao các đối tượng lại lựa chọn Lào Cai là địa điểm đặt kho hàng?”, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường nêu ra 4 nguyên nhân:

Thứ nhất, tỉnh Lào Cai có hệ thống giao thông thuận lợi như đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, hàng hóa dễ dàng lưu thông từ Lào Cai về Hà Nội và vận chuyển đi khắp các tỉnh trên cả nước.

Thứ hai, vị trí đặt kho hàng chỉ nằm cách cửa khẩu khoảng 2km, các đối tượng có thể dễ dàng tập kết hàng hóa.

Thứ ba, kho hàng trên nằm trên diện tích đất khoảng 3-4 ha, giá thuê kho rẻ, khoảng 200 triệu đồng/tháng cho diện tích kho hơn 10.000m2.

Thứ tư, các đối tượng đã tận dụng kinh doanh hàng hóa bằng cách phát hình ảnh trực tiếp trên nền tảng mạng Internet (livestream).

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 7/7, gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng Tổng Cục quản lý thị trường đã ập vào kho hàng có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy Đồng giá... 

Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ kho hàng lậu tại Lào Cai ảnh 2

Kho hàng lậu có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai. Ảnh Tuấn Linh

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều mặt hàng gồm quần áo, giày dép, kính mắt, đồng hồ, mỹ phẩm, đồ gia dụng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chủ của kho hàng là Trần Thành Phú, sinh năm 1992 có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai cùng em gái của mình điều hành kho hàng. 

Các mặt hàng tại kho này đều là: giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas...

Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá, đây là hoạt động có đường dây, ổ nhóm được bố trí chuyên nghiệp, tổ chức thành các nhóm chuyên môn hoá từng khâu, phân công giữa các thành viên phối hợp nhịp nhàng. Hoạt động kinh doanh này chỉ có thể triển khai được nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng Internet bao gồm cả bán buôn, bán lẻ. 

Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ kho hàng lậu tại Lào Cai ảnh 3

Tổng số 160.897 sản phẩm quần áo, giày dép, kính mắt, đồng hồ, mỹ phẩm, đồ gia dụng đã bị thu giữ.

Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ gần 160.000 sản phẩm với 237 mặt hàng có dấu hiệu vi phạm. Trong đó có hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng; còn lại là hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan vụ kho hàng lậu tại Lào Cai ảnh 4

Khu vực chuyên quảng cáo, livestream hàng lậu.

Ngày 10/9, lực lượng Quản lý thị trường Lào Cai đã hoàn tất thủ tục bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Lào Cai theo quy định.

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.