Làm sao để bé không ăn ngậm?

Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các mẹ giải quyết ổn thỏa thói quen ăn ngậm của bé.
Làm sao để bé không ăn ngậm?

Ngậm cơm hay thức ăn rất lâu trong miệng là thói quen mà rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải.

Ngoài việc bé ăn chậm, ngậm lâu mất thời gian, không nạp đủ dinh dưỡng cần thiết, khi để bé ngậm đồ lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, lượng đường bám vào răng có thể khiến bé bị sâu răng.

Các mẹ hãy thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để trị tật ăn ngậm ở bé:

Chế biến thức ăn đúng độ tuổi của bé

Không ít bậc phụ huynh khi con đã 2-3 tuổi nhưng vẫn cho ăn bột xay nhuyễn, cháo hầm thật nhừ, thật kĩ,… vô tình làm bé trở nên lười nhai, lười nuốt, hình thành thói quen ngậm thức ăn.

Nếu thức ăn không được chế biến theo đúng độ tuổi, hàm răng, sở thích,… bé sẽ lười nuốt hơn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ cũng sẽ khiến bé chán ăn, thích ngậm.

Trang trí bữa ăn hấp dẫn

Nếu con cứ ngắc ngứ dây dưa suốt hàng tiếng đồng hồ mà không nuốt nổi miếng cơm, mẹ nên xem lại cách trình bày món ăn của mình. Có thể bữa ăn chưa đủ hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng, nhanh chóng.

Mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nhiều màu sắc vào khẩu phần ăn của bé cho thêm phần sinh động (ví dụ màu tím từ củ dền, khoai lang, màu vàng tươi từ bí đỏ, màu xanh đậm mát mắt của súp lơ), hay khéo xếp thức ăn thành những hình khối ngộ nghĩnh: trứng rán hình trái tim, thịt viên tròn, cà rốt tỉa hoa, nửa quả cà chua bi thành cái tai thỏ,…, bé sẽ hứng thú với bữa ăn hơn rất nhiều.
Làm sao để bé không ăn ngậm? - anh 1

Mẹ nên trình bày bữa ăn sinh động và hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon miệng. (Ảnh minh họa)

Đổi món thường xuyên

Mẹ nên làm phong phú thực đơn của bé bằng những bữa mặn, bữa ngọt, bữa thịt, bữa cá xen kẽ và bổ sung nhiều loại rau xanh khác nhau để bé không có cảm giác bị ngấy.

Làm mẫu và hướng dẫn bé nhai nuốt

Cách tốt nhất để trẻ nhỏ học được mọi thứ là bắt chước cha mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy ăn uống với thái độ thích thú, tích cực nhất để bé làm theo. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng cách nói: “Nhìn bô/mẹ ăn này!” “Măm măm, ngon ngon…”

Tránh xa tivi khi ăn

Không để bé mải xem hoạt hình hay quảng cáo mà xao nhãng, mất tập trung ăn uống. Tương tự, mẹ cũng nên tránh để trẻ vừa ăn vừa chơi, hình thành thói quen xấu là mải chơi quên ăn hoặc nhất thiết phải có đồ chơi mới chịu ăn.

Khen và khuyến khích bé ăn

Bất kì đứa trẻ nào cũng thích nhận được những lời cổ vũ, khích lệ. Một câu nói “Con ăn ngoan quá!” có thể khiến bé hào hứng hơn trong việc ăn uống.

Không ép bé ăn mãi một bữa

Làm sao để bé không ăn ngậm? - anh 2

Khi bữa ăn của bé đã kéo dài 30 phút, mẹ có thể cho bé dừng lại, không nên cố ép bé ăn. (Ảnh minh họa)

Khi bữa ăn của bé đã kéo dài 30 phút, mẹ có thể cho bé dừng lại, không nên cố ép bé ăn. Mẹ có thể để bé đói hơn một chút vào bữa sau để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

Trẻ cũng sẽ cảm thấy dễ hấp thụ hơn khi bữa ăn được chia nhỏ ra nhiều lần. Như vậy, lượng thức ăn bé cần trong một ngày vẫn được nạp đủ mà bé lại thoải mái, không chịu phải chịu sức ép căng thẳng để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.

Dạy bé tự xúc

Mẹ nên huấn luyện cho bé tập xúc ăn. Bé sẽ có cảm giác tự chủ trong ăn uống hơn và nhai nuốt dễ dàng hơn.

Xem thêm:

- 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

- Dạy con những cách xử trí khi bị lạc

- Thói quen giúp sinh con thông minh và khỏe mạnh

Theo Khám phá

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.