Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma: 'Máu và thân xác của các anh hòa cùng sóng biển'

(Ngày Nay) - Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh khi đang bảo vệ đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) trước tàu chiến của Trung Quốc, sau 30 năm, những người đồng đội cũ đã tề tựu lại để làm lễ tưởng niệm cho các đồng đội hy sinh ngoài đảo xa.
Đồng đội xem lại vết thương trên tay cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống. Ảnh: Tuổi Trẻ
Đồng đội xem lại vết thương trên tay cựu chiến binh Nguyễn Văn Thống. Ảnh: Tuổi Trẻ

Sáng 14/3, tại Nghĩa trang liệt sỹ phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) đã diễn ra Lễ tri ân 64 anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh trong trận chiến đầy kiên cường để giữ đảo Gạc Ma vào năm 1988, báo Dân trí đưa tin.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma: 'Máu và thân xác của các anh hòa cùng sóng biển' ảnh 1Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đảo Gạc Ma. Ảnh: Dân trí

Đúng ngày này 30 năm trước, máu xương của 64 người con ưu tú đất Việt đã nằm lại giữa biển khơi. Trong số 64 liệt sỹ anh dũng hy sinh trong trận hải chiến này, Quảng Bình là nơi có nhiều mất mát nhất với 13 liệt sỹ. Tất cả họ đều còn rất trẻ, ở độ tuổi mười tám, đôi mươi.

Sáng nay, tại Quảng Bình trời mưa to, nhưng nhiều cựu binh Gạc Ma cũng như rất đông người dân đã về Nghĩa trang liệt sỹ phường Quảng Phúc, để thắp nén hương tưởng niệm. Mỗi nén hương, mỗi ngọn nến được thắp lên như một lời tri ân sâu sắc tới các liệt sỹ đã ngã xuống trong trận chiến Gạc Ma để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.

Liệt sỹ Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là một trong những người lính kiên cường đó. Người đã anh dũng hy sinh khi xông lên cắm cờ Tổ quốc, rồi bị trúng đạn giặc. Trước lúc hy sinh vì bị quân Trung Quốc tấn công, anh đã vang lên câu nói: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”. Và khi ngã xuống, anh vẫn cầm chắc là Cờ đỏ sao vàng.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma: 'Máu và thân xác của các anh hòa cùng sóng biển' ảnh 2Mẹ Hồ Thị Đức thắp hương cho con trai và các liệt sĩ. Ảnh: Dân trí

Còn với mẹ Hồ Thị Đức, mẹ của liệt sỹ Phương, đã 30 năm trôi qua nhưng mẹ vẫn không thể nguôi đi cảm giác nhớ con và cũng rất tự hào vì con mình hy sinh vì Tổ quốc. Những ngày này, mẹ lại nhớ con nhiều hơn. Cứ mỗi lần gặp lại đồng đội của con, mẹ Đức lại có cảm giác như được ở gần con mình hơn và... nước mắt mẹ lại rơi.

Sự kiện Gạc Ma 1988 đã lùi vào quá khứ, nhưng nó mãi là vết hằn đau thương để nhắc nhớ thế hệ trẻ rằng, Tổ quốc luôn là vĩnh cửu, không có sự hy sinh nào cao cả bằng sự hy sinh vì Tổ quốc.

Lễ tri ân đã tiếp thêm ngọn lửa trong “Vòng tròn bất tử” Gạc Ma, nhắc nhở một phần lịch sử không thể nào quên, tạo động lực cho thể hệ trẻ sẵn sàng tiếp bước cha anh ra nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng ngày tại Đà Nẵng, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa 1984-1988 tại Đà Nẵng, Hội cán bộ chiến sĩ Trường Sa HQ83, CQ88 tổ chức lễ tưởng niệm 30 năm các liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma: 'Máu và thân xác của các anh hòa cùng sóng biển' ảnh 3Các cựu chiến binh Gạc Ma tề tựu làm lễ tưởng niệm cho các đồng đội đã hy sinh. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tham dự lễ có gần 200 các cựu binh Trường Sa, cựu binh Gạc Ma, các thế hệ của Trung đoàn công binh hải quân 83…cùng đại diện Bộ chỉ huy quân sự TP, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và rất xúc động. Ngay sau lễ chào cờ, cả hội trường đã dành 1 phút mặc niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma.

Đại tá Hoàng Duy Lập - nguyên trung đoàn trưởng Trung đoàn công binh hải quân 83  thay mặt các thế hệ cán bộ, chiến sĩ ôn lại truyền thống vẻ vang của đơn vị. 

Đại tá Lập chia sẻ, cũng đúng ngày này, 30 năm trước đã xảy ra sự kiện 14/3/1988 đầy đau thương và anh hùng. 

"Chúng tôi là những người lính trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia sự kiện 14/3/1988. Lúc đó, với lực lượng không cân sức: 3 tàu vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển, lực lượng công binh đi xây dựng đảo theo kế hoạch thường niên đã đấu chọi với lực lượng Trung Quốc hùng mạnh gồm 6 tàu chiến, có nhiều vũ khí hạng nặng" - đại tá Lập cho biết. 

"Sự kiện 14/3/1988 đã đi vào lịch sử, 64 chiến sĩ của ta đã hi sinh, 11 đồng chí bị thương. Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ Tổ quốc của các anh mãi mãi là thiên sứ anh hùng, bất diệt", báo Tuổi Trẻ trích lời Đại tá Lập.

Tổng hợp

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?