LHQ kêu gọi làm mới hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình để giải quyết nạn đói

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 3/8, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi thổi luồng sinh khí mới cho hệ thống đa phương bảo vệ hòa bình để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của nạn đói.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Năm 2022, thế giới có 250 triệu người rơi vào cảnh mất an ninh lương thực khẩn cấp, con số cao nhất được ghi nhận trong những năm gần đây. Trong số này, khoảng 376.000 người ở 7 nước trong tình cảnh thiếu ăn, trong khi 35 triệu người khác ngấp nghé ngưỡng này. Phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, điều phối viên của LHQ về phòng chống và ứng phó với nạn đói, bà Reena Ghelani, nêu rõ phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo bà Reena Ghelani, đói kém và xung đột là hai yếu tố có tác động qua lại. Một mặt, xung đột và mất an ninh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu ăn và nạn đói. Từng nước trong nhóm 7 nước có nhiều người dân đói ăn đều bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang hoặc bạo lực cực đoan, 5 nước gồm Afghanistan, Haiti, Somalia, Nam Sudan và Yemen thường xuyên nằm trong chương trình nghị sự của HĐBA. Theo bà Reena Ghelani, xung đột vũ trang phá hủy hệ thống lương thực, lung lay sinh kế, khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa, rơi vào những hoàn cảnh khó khăn và đói khổ.

Mặt khác, mất an ninh lương thực cũng gây ra sự bất ổn. Nghiên cứu gần đây của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực (đi kèm với những bất ổn có sẵn, tâm lý tuyệt vọng do nghèo đói và bất bình đẳng gây ra cùng với các vấn đề quản trị) sẽ khiến con người có xu hướng chuộng bạo lực hơn hòa bình.

Bà Ghelani nhận định nạn đói bắt nguồn từ xung đột sẽ càng trầm trọng hơn khi có thêm những tác động của biến đổi khí hậu và các cú sốc kinh tế. Biến đổi khí hậu đang ngày càng lộ rõ là yếu tố làm gia tăng các mối nguy hiểm theo cấp số nhân. Một khi thiếu nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, mức độ cạnh tranh sẽ gia tăng và tình trạng di dân để tìm nguồn nước cũng xảy ra nhiều hơn trong khi xung đột và nạn đói lan rộng. Trong nhóm 10 nước bị dễ bị tổn thương nhất trước các rủi ro liên quan đến khí hậu, có đến 7 nước bị ảnh hưởng bởi xung đột, 6 nước đang có lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt và 4 nước có hơn 1 triệu người vừa mới thoát nạn đói. Ở chiều ngược lại, tình trạng bất ổn ở các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột cũng cản trở các nỗ lực thích ứng với khí hậu. Điều này khiến các cộng đồng vốn đã dễ bị tổn thương tiếp tục nghèo đi, đói hơn và giảm dần khả năng chống chịu.

Trước thực trạng trên, điều phối viên Reena Ghelani kêu gọi thế giới nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt mọi hình thức xung đột. Điều phối viên của LHQ nhấn mạnh cần phải làm mới cam kết duy trì hòa bình thông qua hệ thống đa phương đã được truyền sinh lực mới, trong đó các chính phủ, LHQ và các tổ chức khu vực cùng chung tay hành động.

Bà Ghelani kêu gọi hành động trong 5 lĩnh vực. Thứ nhất, đảm bảo các bên xung đột tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, trong đó có việc bảo vệ các cơ sở cần thiết cho sự sống của người dân như kho lương thực, hệ thống nước và các cơ sở cần thiết cho sản xuất và phân phối lương thực. Thứ hai, tận dụng tốt hơn các cơ chế cảnh báo sớm đồng thời phối hợp hành động sau khi nhận thông tin cảnh báo. Thứ ba, táo bạo và sáng tạo trong việc tìm cách giảm thiểu tác động của xung đột đối với những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Thứ tư, đặt phụ nữ và trẻ em gái ở trung tâm của các nỗ lực. Thứ năm, tránh phản ứng nửa vời, rời rạc đối với các rủi ro có thể lan rộng, cần gây quỹ tài trợ nhân đạo phù hợp cũng như các nỗ lực giải quyết khủng hoảng kinh tế và khí hậu.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.