Lĩnh vực Giáo dục toàn cầu của UNESCO: Một năm nhìn lại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đầu năm 2021, UNESCO tuyên bố trọng tâm chính của các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của tổ chức là kêu gọi các chính phủ mở lại trường học một cách an toàn cho hàng triệu học sinh bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa phòng dịch. Thông qua Liên minh Giáo dục Toàn cầu, học sinh và giáo viên trên khắp thế giới đã được hỗ trợ và từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng chưa từng có vẫn đang hoành hành khắp các châu lục. 
Lĩnh vực Giáo dục toàn cầu của UNESCO: Một năm nhìn lại

Báo cáo Tương lai của Giáo dục, Hội nghị Toàn cầu về Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững, và Tuyên bố Paris về Tăng cường tài trợ cho Giáo dục chỉ là một vài ví dụ trong nhiều sự kiện và dấu mốc quan trọng đã diễn ra trong năm 2021.

Hãy cùng nhìn lại 10 sự kiện và dấu mốc hành động của UNESCO trong lĩnh vực giáo dục một năm qua:

1. Các quốc gia thành viên của UNESCO đoàn kết, tăng cường đầu tư vào giáo dục

Những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ cùng Bộ trưởng Giáo dục từ hơn 40 quốc gia đã thông qua Tuyên bố Paris tại Hội nghị Giáo dục Toàn cầu tổ chức trong khuôn khổ Đại hội đồng UNESCO. Tuyên bố là lời kêu gọi toàn cầu do UNESCO và Pháp khởi xướng nhằm tăng cường đầu tư cho giáo dục, ứng phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng COVID-19. Vào đỉnh điểm của đại dịch, 1,6 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên đã bị tước đi quyền được đến trường. Trong số đó, 500 triệu sinh viên không thể tiếp cận với hình thức đào tạo từ xa. UNESCO đã nhanh chóng tập hợp các Quốc gia, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong Liên minh Toàn cầu về Giáo dục, kêu gọi hành động nhằm đảm bảo tính liên tục của giáo dục ở 112 quốc gia.

2. Những điều cần biết về báo cáo Tương lai của Giáo dục của UNESCO

UNESCO đã kêu gọi lập một hợp đồng xã hội mới về giáo dục như một phần của báo cáo mang tính bước ngoặt về Tương lai của Giáo dục. Hợp đồng xã hội mới về giáo dục phải đoàn kết chúng ta với những nỗ lực tập thể, cung cấp kiến ​​thức và sự đổi mới cần thiết để định hình tương lai bền vững và hòa bình cho tất cả mọi người. Và hợp đồng xã hội, trong báo cáo của UNESCO, đề cao vai trò của giáo viên.

"Hợp đồng xã hội" là gì? Giáo dục có thể được nhìn nhận trong điều kiện của một khế ước xã hội - một thỏa thuận ngầm giữa các thành phần xã hội, cùng bắt tay hợp tác vì lợi ích chung. Không chỉ là một giao dịch, hợp đồng xã hội phản ánh các chuẩn mực, cam kết và nguyên tắc được chính thức lập pháp, và gắn liền với văn hóa.

Hơn một triệu người toàn cầu đã tham gia vào quá trình tham vấn cho ấn phẩm báo cáo này, nhằm kêu gọi một sự chuyển đổi lớn trong giáo dục để sửa chữa những bất công trong quá khứ, nâng cao năng lực, cùng nhau hành động vì một tương lai bền vững và công bằng hơn.

3. Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ ở Tanzania thông qua một nền giáo dục chất lượng

Chương trình chung của UNESCO, UNFPA và UN Women áp dụng cách tiếp cận tổng thể, đa lĩnh vực để trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ thông qua một nền giáo dục chất lượng. Khoảng 700 trẻ em gái và phụ nữ đã tham gia các khóa đào tạo tại 20 trung tâm thanh thiếu niên ở 4 huyện, hơn 4.000 trẻ em gái tham gia vào các câu lạc bộ thanh thiếu niên trong trường học, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng tham gia hỗ trợ giáo dục trẻ em gái.

Bà Asela Mataba, mẹ của Angel, một nữ sinh 17 tuổi, cho biết: “Nếu một người phụ nữ không có học thức, thất nghiệp, đầy sự nghi ngờ và không thể tự đứng trên đôi chân của mình, những gì nhận được từ cuộc sống có thể vô cùng tàn nhẫn".

Tanzania là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhập học trung học thấp nhất ở châu Phi (32%), với vô vàn thách thức trong quá trình chuyển đổi từ tiểu học lên trung học. Điều này đặc biệt đúng đối với các trẻ em gái. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chấm dứt tình trạng tảo hôn và tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho cả trẻ em gái và trẻ em trai, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm trầm trọng thêm những thách thức hiện có mà trẻ em gái phải đối mặt.

4. Học tập để bảo vệ hành tinh xanh

Học tập là chìa khóa để tìm ra giải pháp và tạo ra một thế giới bền vững hơn. Giáo dục chuyển đổi là giải pháp lâu dài để giúp thay đổi cách chúng ta sống và chăm sóc hành tinh của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả những người học ngày nay đều nhận được các công cụ và kiến ​​thức đầy đủ để được trao quyền hành động vì hành tinh. Đó là lý do tại sao tại Hội nghị Toàn cầu về Giáo dục vì Phát triển Bền vững, UNESCO phát động một chiến dịch kêu gọi thế giới đầu tư vào giáo dục vì sự bền vững, đảm bảo yếu tố vì sự bền vững được đưa vào các hệ thống giáo dục mọi quốc gia.

5. UNESCO kêu gọi giám sát tốt hơn giáo dục tư nhân để giảm bất bình đẳng

Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu (GEM) của UNESCO cảnh báo tình trạng bất bình đẳng và loại trừ ngày càng gia tăng do chi phí giáo dục tư nhân cao và quy định lỏng lẻo tại từng địa phương.

40% học sinh mầm non, 20% học sinh tiểu học và 30% học sinh trung học và đại học hiện được giáo dục tại các trường ngoài công lập trên toàn thế giới. Báo cáo cho thấy nhiều quốc gia thiếu các quy định đầy đủ về giáo dục tư thục hoặc năng lực thực thi các quy định này, làm suy giảm chất lượng và có khả năng gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trong giáo dục.

6. Thất học vì COVID-19 dấy lên nguy cơ về một thế hệ nghèo

Theo một báo cáo mới được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 16/12, thế hệ sinh viên hiện nay có nguy cơ mất 17 nghìn tỷ đô la Mỹ thu nhập suốt đời theo giá trị hiện tại, hoặc khoảng 14% GDP toàn cầu ngày nay, hậu quả của sự đóng cửa trường học phòng đại dịch COVID-19. Theo UNESCO và UNICEF, dự báo mới cho thấy tác động nghiêm trọng hơn những gì từng đưa ra trước đây, vượt xa con số ước tính 10 nghìn tỷ USD được công bố vào năm 2020.

7. UNESCO hỗ trợ cung cấp chương trình giáo dục thay thế linh hoạt cho thanh thiếu niên ngoài nhà trường để hoàn thành giáo dục cơ bản/trung học cơ sở ở Campuchia

Đầu năm 2021, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (MoEYS) cùng Bộ Lao động và Dạy nghề (MLVT) của Campuchia đã ký một thỏa thuận chung nhằm chính thức công nhận các bằng cấp tương đương của sinh viên tốt nghiệp BEEP. Người học hoàn thành các môn học bắt buộc sẽ nhận được cấp chứng chỉ cho phép đăng ký tham gia khóa đào tạo kỹ năng tại các cơ sở TVET (Giáo dục kỹ thuật và Đào tạo dạy nghề) thuộc MLVT hoặc tại các trường trung học phổ thông và kỹ thuật thuộc MoEYS.

Với sự hỗ trợ kinh phí bổ sung do Chương trình Phát triển Năng lực Giáo dục (CapED) của UNESCO cung cấp, 122 video dạy bài tập bổ sung cho sáu môn học (tiếng Khmer, tiếng Anh, Toán cấp 1-2, Vật lý và Hóa học) đã được sản xuất và phát trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội chính thức của MoEYS và BEEP. Hơn 30.000 sinh viên đã truy cập vào nền tảng trực tuyến BEEP và hơn một triệu người xem trên các nền tảng truyền thông xã hội của MoEYS.

8. UNESCO lên tiếng cảnh báo về những gì đang bị đe dọa đối với giáo dục ở Afghanistan

Theo báo cáo của UNESCO mang tên "Quyền được giáo dục: Điều gì đang bị đe dọa ở Afghanistan?", trong 20 năm nước này đã ghi nhận tổng số sinh viên theo học tăng từ khoảng 1 triệu lên 10 triệu người, số giáo viên tăng 58% và tỷ lệ nữ biết chữ tăng gần gấp đôi từ 17% lên 30%. Tỷ lệ nhập học nữ tăng, đặc biệt đáng chú ý: số bé gái học tiểu học tăng từ mức gần như bằng 0 vào năm 2001 lên 2,5 triệu vào năm 2018. Vào năm 2021, cứ 10 học sinh tiểu học thì có 4 bé gái. Số nữ sinh viên đại học tăng từ khoảng 5.000 em năm 2001 lên khoảng 90.000 em vào năm 2018.

Kể từ năm 2001, Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ về giáo dục. Tuy nhiên, những lợi ích quan trọng đạt được thông qua giáo dục đối với sự phát triển của đất nước hiện phải đối mặt với rủi ro. UNESCO khẳng định quyền được giáo dục cho tất cả người học, đặc biệt là trẻ em gái, nhất thiết phải được duy trì khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang rình rập.

9. Tìm hiểu sự thật, suy nghĩ chín chắn, hành động: Cùng nhau chống lại nạn ngôn từ thù ghét

Ở mọi quốc gia trên thế giới, ngôn từ kích động thù địch đều đang đe dọa đến nhân quyền và ổn định xã hội, làm trầm trọng thêm xung đột và căng thẳng ở tất cả các khu vực. Trong bối cảnh COVID-19, những nội dung thù hận, thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu đã lan tràn toàn cầu, làm sâu sắc thêm các thành kiến ​​đã có từ trước, định kiến ​​có hại và thái độ phân biệt đối xử, bao gồm bài ngoại, phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, chống Hồi giáo, thái độ lầm lạc và thù hận chống LGBTQI+.

Hội nghị Bộ trưởng Toàn cầu đầu tiên và Diễn đàn nhiều bên liên quan đã bàn về giải pháp giải quyết lời nói căm thù thông qua giáo dục, được tổ chức vào tháng 9 và tháng 10/2021. Đây là những cột mốc quan trọng, có tác dụng triệu tập các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các chuyên gia và xã hội dân sự từ khắp nơi trên thế giới cùng tìm kiếm sự đồng thuận trong việc giải quyết và chống lại ngôn từ gây thù ghét và phân biệt đối xử.

10. Những người tị nạn Syria đủ điều kiện ở Iraq nhận được Chứng nhận văn bằng (UNESCO Qualifications Passport) của UNESCO

Sau khi thực hiện thành công một dự án thử nghiệm do Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học của Iraq, Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn UNHCR, Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Na Uy NOKUT và UNESCO, 21 Chứng nhận văn bằng của UNESCO đã chính thức được cấp tại hội nghị vào ngày 27/5/2021. Các chứng chỉ đã được trao bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học, Tiến sĩ Nabil Kadhim và Đại diện của UNESCO tại Iraq, ông Paolo Fontani. Thí điểm thành công này minh họa tầm quan trọng của cơ chế chứng nhận nhận, cho phép người di cư hòa nhập và nhận được nền Giáo dục Đại học, đồng thời cho thấy tiềm năng của một cơ chế toàn cầu được chia sẻ trong lĩnh vực công nhận chứng chỉ.

Theo UNESCO
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?