Lo cho bà con một cách tốt nhất: Đó là 'Nghĩa đồng bào'

'Người Việt Nam ở nước ngoài trường hợp thực sự cần thiết phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào'- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô cấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19), sáng 18/3. 


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô cấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19), sáng 18/3. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô cấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19), sáng 18/3. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới rất phức tạp, nhanh hơn nhiều dự kiến của các chuyên gia thế giới, Phó Thủ tướng khẳng định những nguyên tắc, chủ trương, chỉ đạo chống dịch của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư, của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia từ đầu tới nay là rất đúng đắn. Chúng ta tiếp tục kiên định, kiên quyết thực hiện nhưng bây giờ nguồn lực, phân công, tốc độ thực hiện vô cùng quan trọng để làm tốt hơn.

“Bài học lớn nhất trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua là dưới sự lãnh đạo của Đảng, tất cả lực lượng đã vào cuộc, hiệp đồng chặt chẽ. Đặc biệt là sự tham gia của người dân. Qua khó khăn càng thấy rõ sức mạnh của Nhân dân và của hệ thống chính trị. Chúng ta phải tiếp tục phát huy”- Phó Thủ tướng nói.

Trước hết, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh xâm nhập vào Việt Nam thông qua các chính sách về xuất nhập cảnh, trên tinh thần mềm dẻo, hợp tác nhưng kiên quyết. Việt Nam phòng, chống dịch tốt cũng góp phần cùng thế giới phòng, chống dịch.

Thực tế, trong những ngày qua, cũng như nhiều nước, do không thể ngăn giao lưu ngay với bên ngoài, các lực lượng phải làm việc “không có đêm, không có ngày” để rà soát, tìm kiếm, giám sát hành khách, các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 trên hàng chục chuyến bay đến Việt Nam.

Trong nước hiện vẫn còn hàng trăm nghìn người nước ngoài đã nhập cảnh chưa quá thời hạn 14 ngày, trong đó có rất nhiều người đến từ các nước có dịch.

Tất cả các đơn vị, lực lượng phải tiếp tục hiệp đồng từ con người, cơ chế, công nghệ để phát hiện nhanh nhất người bệnh, những người tiếp xúc gần.

Tất cả mọi người, dù là người nước ngoài, phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của Bộ Y tế, cung cấp thông tin về việc xác định, tiếp cận cách ly, hỗ trợ y tế những người có nguy cơ lây nhiễm nhanh nhất, không để bỏ sót một ai.

“Chúng ta phải kiểm soát được người nhập cảnh bằng chính sách quản lý thị thực như Thủ tướng vừa chỉ đạo, đồng thời tiếp cận, cách ly được tất cả những người có nguy cơ lây nhiễm đã nhập cảnh”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Sự hợp tác chia sẻ của những người được cách ly và của cả cộng đồng, là sự động viên quý báu nhất cho tất cả các lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch

Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường truyền thông qua tất cả các kênh để hướng dẫn, đề nghị người Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của nước sở tại.

“Những trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào”. Nhiều ngày nay, các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 làm việc rất vất vả, dành những điều kiện tốt nhất cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước.

Vì vậy, dù sẽ có những bất tiện như các thủ tục sân bay, điều kiện nơi cách ly, nhưng Phó Thủ tướng mong mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, hợp tác, chia sẻ. Sự hợp tác chia sẻ của những người được cách ly và của cả cộng đồng chính là sự động viên quý báu nhất cho tất cả các lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo thực hiện tất cả các giải pháp tổng lực, đẩy nhanh tốc độ phân nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm hoặc khi bị lây nhiễm thì bệnh sẽ năng hơn như: Người cao tuổi, người có bệnh nền, đặc biệt là những người yếm thế như người khuyết tật… Những đối tượng này cần cố gắng hạn chế di chuyển, ở tại gia đình, và khi có vấn đề về sức khoẻ thì y tế cơ sở phải đến tận nhà để thăm khám, điều trị bệnh nhà hoặc tại cơ sở theo đúng phương châm “bốn tại chỗ”, nguyên lý y học gia đình.

Trong công tác điều trị, phải làm mạnh hơn nữa, tăng cường tập huấn đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên cho các bệnh viện, đặc biệt là đúc kết kinh nghiệm qua các đợt điều trị chống các bệnh dịch SARS, dịch cúm H1N1 trước. Tinh thần là “hạn chế tối đa tử vong vì không có gì quý hơn tính mạng”.“Chúng ta làm hết sức vì sức khoẻ, vì tính mạng của người dân, vì sự bình yên của xã hội”.

Đảm bảo khu vực cách ly

Thông tin tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, quân đội thành lập 140 điểm cách ly trên cả nước, tương đương với năng lực tiếp nhận 44.718 trường hợp cách ly. Từ thời điểm ngày đầu chống dịch đến nay, quân đội đã tổ chức cách ly 21.309 trường hợp nghi ngờ, hơn 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Hiện trong các quân khu đang thực hiện cách ly 6.986 người. Đến nay, lực lượng quân đội có thể sẵn sàng tiếp nhận thêm gần 40.000 người cách ly.

“Quân đội đảm bảo phương án cách ly, có thể tổ chức thêm các điểm khác, sẵn sàng dự phòng 20.000 chỗ trong những trường hợp cần thiết,” Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên khẳng định.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, hiện nay, với dự báo dịch bệnh có thể kéo dài, ngành du lịch đã chủ động chuẩn bị dự phòng một số phương án cách ly theo hình thức thu phí.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo từ 21 địa phương có sân bay và địa phương lân cận, 104 cơ sở du lịch đăng ký tham gia công tác cách ly có trả phí (bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, resort, cơ sở lưu trú...). Ngành du lịch đã chủ động phối hợp, trao đổi với các đơn vị y tế sở tại về quy trình hướng dẫn đảm bảo sức khỏe khi cách ly tại các cơ sở lưu trú.

Theo SK&ĐS
TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.