Vào năm ngoái, Trung Quốc đã mở rộng bộ năng lượng mặt trời thêm 55%, và theo tính toán đã liên tục kéo dài trong hai tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, số lượng công trình năng lượng mặt trời mới đã giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3, xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
Nguyên nhân cho điều này là do các hạn chế nghiêm ngặt hơn trong việc nạp năng lượng dư thừa từ năng lượng mặt trời vào lưới điện và tính kinh tế của các dự án năng lượng mặt trời mới bị ảnh hưởng khi giá điện có sự thay đổi.
Tốc độ triển khai các dự án năng lượng mặt trời của Trung Quốc trong năm nay được dự báo sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng về công suất sản xuất mô-đun quang điện (PV), làm tăng triển vọng xuất khẩu nhiều tấm pin mặt trời hơn bất chấp phản ứng dữ dội về thương mại ở châu Âu và Mỹ.
Yếu tố chính làm chậm việc mở rộng hệ thống năng lượng mặt trời phân tán, chủ yếu lắp đặt tại các điểm sử dụng năng lượng mặt trời như trên mái nhà, là không có đủ khả năng lưu trữ hoặc truyền tải để hấp thụ lượng điện dư thừa được tạo ra khi mặt trời chiếu sáng.
Điều này khiến các cơ quan quản lý loại bỏ một số hỗ trợ về giá điện, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng mặt trời phân tán.
Cosimo Ries, nhà phân tích của nhóm nghiên cứu chính sách Trivium China, cho biết: “Trong vài năm tới, đây sẽ trở thành một vấn đề lớn mà tất cả các tỉnh phải đối mặt khi lưới điện quá bão hòa và cơ sở hạ tầng quá tải”.
Tình trạng này đã ảnh hưởng đến một số khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng mặt trời phân tán, và đặc biệt nghiêm trọng tại các tỉnh như Sơn Đông ở phía Bắc. Các khu vực này sử dụng đến 42% tổng số hệ thống năng lượng mặt trời quốc gia vào năm ngoái.
Đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết, có tới 50-70% sản lượng điện mặt trời phân tán đang bị cắt bớt ở Sơn Đông, đồng nghĩa với việc các nhà quản lý lưới điện đã phải ngừng lấy điện từ khu vực này nạp vào lưới điện, duy trì cân bằng nguồn cung và cầu.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc đã cố gắng hạn chế cắt giảm năng lượng tái tạo ở mức 5%, tương đương với tỷ lệ 1,5-4% ở hầu hết các thị trường lớn.
Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát về khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời phân tán của sáu tỉnh, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc vào năm ngoái đã phát hiện ra có tới năm tỉnh dự kiến sẽ phải áp đặt các hạn chế đối với các dự án mới vào năm 2024.
Ông Ries cho biết, hai trong số "ba động lực lớn" của năng lượng mặt trời phân tán cùng với tỉnh Sơn Đông là Hà Bắc và Hà Nam đã chứng kiến sự "sụp đổ tuyệt đối" của dự án lắp đặt. “Hai tỉnh này rất đáng lo ngại”, ông chia sẻ.
Vào tháng 11, tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các công ty và cơ quan quản lý địa phương đưa ra các kế hoạch hành động nhằm tăng công suất lưới điện, hỗ trợ “sự phát triển lành mạnh” của năng lượng mặt trời phân tán.
Việc triển khai năng lượng mặt trời nhanh chóng của Trung Quốc đã đưa nước này đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tái tạo trước thời hạn nhiều năm. Tính đến tháng 3, công suất năng lượng mặt trời được lắp đặt tại Trung Quốc là 655 gigawatt (GW), trở thành nước có công suất cao nhất thế giới cho đến nay, vượt xa nước đứng thứ hai là Mỹ với 179 GW vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, dự báo về việc triển khai năng lượng mặt trời trong năm nay rất khác nhau. Trong khi S&P Global dự đoán con số sẽ tăng 4%, Hội đồng Điện lực Trung Quốc dự kiến số lượng lắp đặt mới sẽ giảm 20% trong năm nay và Hiệp hội ngành công nghiệp quang điện Trung Quốc hồi tháng 2 dự báo con số có thể giảm 12%.
Holly Hu, nhà phân tích chính về công nghệ năng lượng sạch của S&P Global cho biết mức đầu tư vào lưới điện đình trệ và sự thiếu chắc chắn do thị trường điện đang diễn ra các cuộc cải cách sẽ mang lại nhiều thách thức.
Các máy phát điện tái tạo trước đây được đảm bảo rằng các nhà khai thác lưới điện sẽ mua gần như toàn bộ năng lượng của họ với tỷ lệ gắn liền với chỉ số than. Giờ đây, điện tái tạo ngày càng phải chịu mức giá thị trường kém thuận lợi hơn.
Trong báo cáo thường niên năm 2023, Shenhua Energy, một công ty điện và than do nhà nước điều hành cho biết giá năng lượng mặt trời của họ đã giảm 34.2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 283 nhân dân tệ mỗi kilowatt giờ (kWh). Trong khi đó giá năng lượng than chỉ giảm 2.4%, xuống còn 406 nhân dân tệ/kWh.
Wang Xiuqiang, một nhà nghiên cứu tại công ty tư vấn Beijing Linghang, cho rằng giá năng lượng mặt trời và lợi nhuận giảm là do tỷ lệ định giá theo thị trường tăng cao.
David Fishman, chuyên gia tư vấn năng lượng của Lantau Group có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết việc các công ty lưới điện hủy bỏ giới hạn cắt giảm 5% đang "tạo ra rủi ro cho các chủ dự án rằng điện của họ có thể không được mua".
Trong một báo cáo gửi tới khách hàng, trích lời ban quản lý Huaneng, mức cắt giảm đối với Huaneng Power International, một công ty phát điện lớn thuộc sở hữu nhà nước, đã tăng từ mức 3,1% một năm trước đó lên 7,7% trong quý đầu tiên.
Shi Lida, giám đốc nghiên cứu tại Yongan Guofu Asset Management cho biết các dự án dễ thực hiện đều đã triển khai đáng kể, trở thành một thách thức lớn. Những địa điểm có thể lắp đặt thì cần được gia cố mái nhà, bị hạn chế kết nối lưới điện hoặc số giờ có ánh sáng mặt trời ngắn.
Ông Shi chia sẻ: “Nếu chi phí không tiếp tục giảm thì khoản đầu tư sẽ không thể tối ưu hóa chi phí”.